Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 9 chi tiết

Xuất bản: 23/12/2019 - Tác giả:

Tham khảo ngay đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 9 do cô Trần Thị Hiếu (Phú Yên) tổng hợp và gợi ý các câu hỏi thường xuyên có trong đề thi!

Với bộ đề cương ôn tập Địa 9 học kì 2 dưới đây, các em sẽ tổng hợp dễ dàng hơn kiến thức trọng tâm của học kì này. Cùng Đọc tài liệu tham khảo em nhé:

Vùng Đông Nam Bộ

I. Lý thuyết ôn tập

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng ntn đến sự phát triển ở Đông Nam Bộ:

Thuận lợi

- Về vị trí địa lí:

+ Đông Nam Bộ tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nông, lâm, thủy sản

+ Đông Nam Bộ giáp Cam-Pu-Chia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng

+ Đông Nam Bộ giáp biển, vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế.

- Về tài nguyên thiên nhiên:

+ Đông Nam Bộ có điạ hình thoải, đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm-> mặt bằng xây dựng tốt, trồng các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, hoa quả.

+ Đông Nam Bộ có vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng giàu tiềm năng dầu khí -> khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, giao thông và du lịch biển

+ Có mạng lưới sông ngòi thuận lợi cho sự phát triển thủy điện cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.

Khó khăn

- Trên đất liền nghèo khoáng sản

- Diện tích rừng tự nhiên thấp

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp tăng

2) Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?

- Đông Nam Bộ là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt

-Đông Nam Bộ là một trong những vùng phát triển kinh tế mạnh nhất nước ta

- Thu nhập bình quân đầu người cao, có nhiều việc làm thu hút lao động từ các vùng khác tới

- Việc phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, với việc hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất có ý nghĩa thu hút lao động cả nước

3. Về công nghiệp ở Đông Nam Bộ

- Công nghiệp tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng (59,3% )

- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành đang trên đà phát triển: dầu khí, điện tử, công nghệ cao

- Trong sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm

- Hướng khắc phục?

4) Về nông nghiệp Đông Nam Bộ

- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả quan trọng của cả nước (cây gì?)

- Ngành chăn nuôi gia cầm, gia súc áp dụng theo phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

- Nuôi trồng đánh bắt thủy sản phát triển

- Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp

5) Về dịch vụ Đông Nam Bộ

- Đa dạng gồm hoạt động thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông

- Là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài

- Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất dầu thô, thực phẩm chế biến..., nhập máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất

II. Trả lời câu hỏi về vùng Đông Nam Bộ

Câu 1/ Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây CN lớn của cả nước?

+ Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp nhiệt đới

+ Địa hình thoải, vùng đất badan, đất xám thích hợp trồng các cây công nghiệp

+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su noí riêng

+ Vùng có 1 số hệ thống sông có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây

+ Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi về KT - XH

+ Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp

+ Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân

Câu 2/ Tình hình sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ thay đổi từ khi đất nước thống nhất? Ngành công nghiệp phát triển đã gây tác hại cho môi trường như thế nào?

- Trước ngày miền Nam giải phóng công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc vào nước ngoài, chỉ sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn- Chợ Lớn.

- Ngày nay công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng, có cơ cấu sản xuất cân đối

+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp quan trọng như: khai thác dầu khí, hóa dầu, cơ khí điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng

+ Có nhiều trung tâm công nghiệp rất lớn: TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa…

+ Hiện nay là vùng có số lượng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất nhiều nhất nước

+ Ngành công nghiệp phát triển đã gây tác hại cho môi trường như thế nào?

Câu 3/ * Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?

Trả lời:

+ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, 6 tỉnh ở Đông Nam Bộ đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

+ Vị trí tiếp giáp với Tây nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long với mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi

+ Đông Nam Bộ có trữ  lượng dầu khí lớn, việc khai thác dầu khí phát triển các hoạt động dịch vụ kèm theo

+ Đông Nam Bộ có vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Cần Giờ, nhiều bãi biển... tiềm năng để phát triển dịch vụ du lịch

+ Đông Nam Bộ có dân đông, thu nhập đầu người cao, thị trường rộng lớn để phát triển dịch vụ

Câu 4/ Tại sao tuyến du lịch từ TP Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?

Du lịch phát triển nhờ vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều di tích văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng (nhà hàng, khách sạn) tốt. Du khách đến thành phố Hồ Chí Minh ngày một nhiều và các tuyến hoạt động quanh năm vì thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối tỏa đi các điểm du lịch hấp dẫn quanh vùng bằng  nhiều phương tiện giao thông như đường bộ, sắt, hàng không, tàu cách ngầm…để đi đến Đà lạt: du lịch nghỉ mát vùng có khí hậu ôn đới; đến Vũng Tàu, Nha trang: du lịch sinh thái biển, tắm biển…

Câu 5. Vẽ biểu đồ ở Bài tập 3 trang 123

- Xử lí số liệu: 3 vùng kinh tế là 100%, tính vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với 3 vùng KT trọng điểm của cả nước (ghi vào bài là)m

- Vẽ 3 biểu đồ : hình tròn hoặc cột chồng : DT, DS, GDP

- Chú giải nên chú ý: vùng KT trọng điểm phiá Nam - các vùng kinh tế trọng điểm còn lại

- Nhận xét : vùng KTTĐ phía Nam chỉ chiếm 39.3% DT, 39.3% DS cuả 3 vùng KTTĐ, nhưng GDP chiếm đến  65.0% của 3 vùng KTTĐ nên đây là vùng KT trọng điểm phát triển nhất

Câu 6. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Gồm 6 tỉnh Đông Nam Bộ + Long An + Tiền Giang = 8 tỉnh (kể tên)

- Vai trò cuả vùng KTTĐ phía Nam đối với cả nước

+ Ta thấy tổng GDP của vùng KTTĐ phía Nam chiếm 35.1% so với cả nước (2002)

+ GDP Công nghiệp xây dựng chiếm 56.6% so với cả nước

+ Giá trị xuất khẩu chiếm 60.3% so với cả nưốc

-> Có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế chung cả nước

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

I. Lý thuyết ôn tập

1) Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển KT - XH ở đồng bằng sông Cửu Long

- Với diện tích tương đối rộng, địa hình bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, sự đa dạng sinh học, ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lơi để phát triển sản xuất như:

+ Đất đai: diện tích  gần 4 triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn 2,5 triệu ha -> đất đai phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất lương thực

+ Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn, trong rừng giàu  nguồn lợi động thực vật

+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào. Sông ngòi kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước để cải tạo đất phèn mặn là địa bàn đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông vận tải đường sông

+ Vùng biển và hải đảo: Có nhiều nguồn hải sản phong phú. Biển ấm, ngư trường rộng lớn thuận lợi cho khai thác hải sản, du lịch

(Thêm: Nêu một số khó khăn về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long? các biện pháp khắc phục

- Khó khăn

+ Diện tích đất phèn mặn lớn (2,5 triệu ha)

+ Hằng năm lũ lụt của sông Mê Công ảnh hưởng tơí sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt

+ Mùa khô thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt vì xâm nhập mặn

* Biện pháp khắc phục

+ Chủ động chung sống với lũ , khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại

2) Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long  

- Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,5% sản lượng lúa cả nước 2002)

- Lúa được trồng ở các tỉnh : KG, AG, ĐT , LA, ST, TG

- Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của cả nước

- Nghề nuôi vịt phát triển

-  Nghề nuôi trồng đánh bắt thủy sản phát triển

-  Nghề rừng cũng giữ vị trí quan trọng

3) Công nghiệp đồng bằng sông Cửu Long  

- Tỉ trọng sản suất công nghiệp chiếm khỏang 20% GDP toàn vùng

- Ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao (65% trong cơ cấu CN của vùng)

II. Trả lời câu hỏi về vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 1. Phát triển mạnh công nghiêp chế bíến lương thực, thưc phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản suất nông nghiệp ở ĐBSCL?

- Phát triển công nghiệp chế biến lương thực góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hóa sản phẩm lương thực thực phẩm

- Giúp cho sản phẩm lương thực thực phẩm nước ta mở rộng ra thị trường quốc tế

- Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết công, nông nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Câu 2. Vì sao tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp vùng ĐBSCL ngành chế biến lương thực thực phẩm cao hơn cả ?

- Vì sản phẩm nông nghiệp dồi dào, phong phú là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

- Vùng ĐBSCL là nguồn cung cấp lúa gạo, hoa quả tôm,  cá basa, cá tra để xuất khẩu chiếm tỉ lệ rất cao đối với cả nước

- Gạo sản xuất chiếm 80% xuất khẩu cả nước (năm 2000)

- Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh

-Thủy sản ở ĐBSCL chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước

Do có thị trường rộng lớn trong nước và quốc tế

-> Vì vậy tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp vùng ĐBSCL ngành chế biến lương thực thực phẩm đứng đầu chiếm 65%

Câu 13. Dịch vụ ở đồng bằng sông Cửu Long

Gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch

Hàng xuất khẩu chủ lực: gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả

Câu 4. Vẽ biểu đồ bài tập 3 trang 133

Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở ĐBSCL và cả nước

Vẽ biểu đồ ở bài tập 3

Bảng 36.3 Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long thời kì 1995-2000 (nghìn tấn)

Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước thời kì 1995-2002.

- Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước

- Nêu nhận xét

+ Sản lượng thủy sản của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long từ 1995 đến 2002 đều tăng và tăng? lần (1354,5:819,2 = ?)

+ Trong tổng sản lượng thủy sản của cả nước thì Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỉ trọng lớn 51,1% (năm 2002)

Câu 5. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở ĐBS Cửu long

Việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng vì:

- ĐBSCL có diện tích đất phèn, đất mặn lớn 2,5 triệu ha diện tích của vùng chiếm 62%.

- Việc cải tạo đất phèn, đất mặn góp phần đưa thêm diện tích đất vào sử dụng, tăng diện tích đất canh tác.

- Việc đẩy mạnh cải tạo đất phèn, đất mặn để nuôi thủy sản làm cho vị trí của vùng trong sản xuất thủy sản của cả nuớc được nâng cao.

*Câu 6. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở ĐBSCL? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở ĐB này.

a) Những đặc điểm chủ yếu của dân cư, xã hội ở ĐBSCL

- Số dân của ĐBSCL : 16,7 triệu (2002)

- Diện tích: 39.734 km²

- Mật độ dân số: 407 người/km². (so với cả nước là 233 người/km²)→năm 1999

- Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng năm 1999 là 1,4%.

- Tuổi thọ trung bình là 71,1 cao hơn cả nước là 70,9.

- Là vùng cư trú của nhiều dân tộc: nguời Kinh, Khơ -me, Chăm, Hoa,...

- ĐBSCL có tỷ lệ hộ nghèo 10,2% so với cả nước là 13,3%.

- Tuy nhiên mặt bằng dân trí của vùng chưa cao, tỉ lệ người lớn biết chữ 88,1% (so với cả nước là 90,3%).

b) Tại sao

- ĐBSCL mới được khai thác cách đây hơn ba trăm năm, ngày nay đã trở thành vùng nông nghiệp trù phú, tuy nhiên những nguồn tài nguyên chưa được khai thác còn khá phong phú.

- Người dân ở ĐBSCL có tỉ lệ người biết chữ thấp so với cả nước cho thấy trong phát triển kinh tế-xã hội thiếu lao động lành nghề và lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.

- Tỉ lệ dân thành thị thấp mà đẩy mạnh việc phát triển đô thị được gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp hóa.

Câu 7. Những điều kiện nào giúp ĐBSCL trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Đất đai:  là vùng đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn 2,5 triệu ha -> đất  đai phì nhiêu màu mỡ, kết hợp với địa hình thấp bằng phẳng rất thuận lợi cho sản xuất lương thực với quy mô lớn

+ Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn, trong rừng giàu  nguồn lợi động thực vật

+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào, thời tiết khí hậu ổn định hơn miền Bắc giúp cho ĐBSCL đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm cho năng suất cao và có thể sản xuất 3 vụ mỗi năm

+ Sông ngòi kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước để cải tạo đất phèn mặn .

+ Vùng biển và hải đảo: Có nhiều nguồn hải sản phong phú. Biển ấm, ngư trường rộng lớn thuận lợi cho khai thác hải sản.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Dân đông nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng lúa

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn

+ Chính sách của nhà nước khuyến khích nhân dân sản xuất…

Phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo (BÀI 38, 39)

I. Lý thuyết cần ghi nhớ

- Học thuộc phần I Cần nắm:

+ Bờ biển nước ta dài 3260 km, có 28/63 tỉnh thành giáp biển.

+ Đảo lớn nhất nước ta là đảo: Phú Quốc (Kiên Giang).

+ Các đảo lớn: Cát Bà (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng).

+ Các đảo tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

+ Quần đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa)

+ Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986.

+ Nhà máy lọc dầu lớn nhất nước ta là Dung Quất (Quảng Ngãi).

- Học thuộc phần II có 4 ngành kinh tế, mỗi ngành nắm: tiềm năng, sự phát triển, xu hướng.

- Học thuộc phần III

II. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển? Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.

1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo.

- Gần đây diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh. Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.

- Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt, làm suy giảm nguồn sinh vật biển,

2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

- Việt Nam đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển

- Phương hướng

+ Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu, đầu tư khai thác hải sản xa bờ.

+ Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.

+ Bảo vệ rạn san hô.

+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

Mở rộng thêm:

* Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển:

- Do các chất độc hại (ví dụ) từ sông ngòi đổ ra biển.

- Sự thiếu ý thức của người dân và khách du lịch biển.

- Khai thác dầu khí ảnh hưởng đến môi trường biển (ví dụ)

* Hậu quả:

- Làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển.

- Ảnh hưởng xấu đến du lịch biển.

*Gợi ý trả lời các câu hỏi liên quan có trong sách giáo khoa:

Câu 2. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển 

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng bao gồm các ngành kinh tế như:

- Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản.

- Du lịch biển đảo.

- Khai thác và chế biến khoáng sản biển.

- GTVT biển.

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển là sự khai thác một cách đa dạng các tiềm năng phong phú của biển.

- Chỉ có khai thác tổng hợp các ngành kinh tế biển mới đem lại hiệu qủa kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển tạo ra cơ cấu kinh tế biển đa dạng, giải quyết việc làm rộng rãi, cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 3. CN chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Thông qua chế biến góp phần làm tăng giá trị sản phẩm thủy sản, giúp cho việc sử dụng và bảo quản sản phẩm được dễ dàng.

- Góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo ra mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.

- Giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động

- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác như thương mại, chăn nuôi, ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Câu 4. (Sử dụng Atlat Việt Nam) . Nêu một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc-Nam

- Trà Cổ, Hạ Long, Đồ Sơn

- Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô.

- Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.

- Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc.

..HẾT..

Trên đây là đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 9 chi tiết nhất mà các em có thể tham khảo, đề cương do cô Trần Thị Hiếu biên soạn, mong rằng với nội dung tóm tắt này các em sẽ ghi nhớ kiến thức học kì 2 môn Địa lí 9 tốt nhất!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM