Đề cương Ngữ văn lớp 9 học kì 2 bài Bến quê

Xuất bản: 07/01/2020 - Tác giả: Giangdh

Tuyển tập đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2 bài Bến quê của Nguyễn Minh Châu giúp các em ôn lại những kiến thức cần ghi nhớ để hoàn thành bài được tốt

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2 2019 dưới đây hỗ trợ các em ôn thi học kì bài Bến quê của tác giả Nguyễn Minh Châu sao cho bài làm có thể đạt được điểm số cao nhất.

Đề cương môn Ngữ văn 9 học kì 2 bài Bến quê

I. Kiến thức cơ bản

a. Tác giả Nguyễn Minh Châu

- Tên khai sinh là Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989)

- Quê quán: ở huyện Quỳnh Châu, tỉnh Nghệ An.

- Cuộc đời:

  • Là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
  • Sáng tác của ông trong thời kì kháng chiến chống Mỹ là những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học thời kỳ này.
  • Sau năm 1975, các truyện ngắn của ông thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng, nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thể kỉ XX đến nay.
  • Năm 2000 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

b. Tác phẩm Bến quê

- Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985.

c. Bố cục

- Bài thơ được chia làm 3 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến "bậc gỗ mòn lõm”: Cuộc trò chuyện với Liên.
  • Phần 2: Tiếp theo đến "một vùng nước đỏ”: Nhĩ nhờ con trai đi qua bên kia sông.
  • Phần 3: Còn lại: Hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ.

d. Giá trị nội dung

  • Cuộc sống chứa đầy những bất thường nghịch lí vượt ngoài dự định và toan tính của con người.
  • Trên đường đời, khó trách khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình để rồi vô tình không nhận ra những vẻ đẹp gần gũi, bình dị trong cuộc sống.
  • Thức tỉnh sự trân trọng giá trị cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương

e. Giá trị nghệ thuật

  • Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.
  • Nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
  • Miêu tả nội tâm nhân vật.
  • Ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư.

Tham khảo thêm: Soạn bài Bến quê của Nguyễn Minh Châu

II. Phân tích tác phẩm

a. Tình huống truyện

- Cảnh ngộ éo le, ngặt nghèo của Nhĩ trong những ngày cuối đời. Là một người từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, không thiếu một xó xỉnh nào, vậy mà đến cuối đời lại bị buộc chặt trên giường bệnh, sự sống gần như bị cạn kiệt.

- Nhĩ khao khát được đặt chân sang bờ bãi bên kia sông, anh đã nhờ cậu con trai thực hiện niềm khao khát của mình nhưng cậu ta lại không hiểu và sa vào phá cờ trên hè phố.

⇒ Tạo tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm một triết lí về cuộc đời, cuộc sống số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của con người.

b. Nhân vật Nhĩ

- Cảm nhận về thiên nhiên

  • Hoa bằng lăng cuối mùa trở nên đậm sắc hơn.
  • Sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.
  • Vòm trời cũng như cao hơn.
  • Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông,...

- Trình tự miêu tả từ gần đến xa tạo bằng một không gian có chiều sâu rộng.

- Cảnh được Nhĩ cảm nhận bằng cảm xúc tinh tế với tất cả vốn rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nói.

⇒ Điều đó thể hiện anh khao khát được khám phá và tận hưởng vẻ đẹp đó vì cảnh rất đẹp, rất mới mẻ. Niềm tha thiết với cuộc sống với vẻ đẹp bình dị và sâu xa của thiên nhiên, của quê hương và của nhân vật Nhĩ.

c. Cảm nhận của Nhĩ về Liên

- Lần đầu tiên Nhĩ để ý:

  • Liên đang mặc tấm áo vá.
  • Những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve vai anh.
  • Mùi thuốc bắc bay vào nhà.
  • Bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm

⇒ Nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo, đức hy sinh thầm lặng của vợ.

d. Niềm khao khát của Nhĩ

- Được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông → ước muốn bình dị, gần gũi thân thuộc.

⇒ Sự thức tỉnh về những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên nhất là lúc còn trẻ khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người khi con người. Sự nhận thức này chỉ đến được khi con người ta đã từng trải. Bởi thế đó là sự thức tỉnh có lẫn niềm ân hận và nỗi xót xa.

- Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.

⇒ Cuộc sống và số phận con người chứa đầy nghịch lí, vượt ra ngoài dự định ước muốn, mang tính trải nghiệm cuộc đời.

- Mặt mũi đỏ rực, hai mắt long lanh, chứa một nỗi mê say đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ như đang ra hiệu cho một người nào đó.

- Nôn nóng thúc giục con trai mau mau kẻo lỡ chuyến đò.

⇒ Thức tỉnh mọi người dứt ra khỏi cái vòng vèo, chùng chình trên đường đời, hướng tới giá trị đích thực, giản dị, gần gũi, bền vững. Tác gải rất tinh tế khi miêu tả đời sống nội tâm nhân vật với diễn biến tâm trạng và thể hiện tư tưởng nhân đao cao cả.

Văn mẫu 9: Cảm nhận về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu

III. Một số đề văn hay ra về truyện ngắn Bến quê

1. Bến quê của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm, chứa đựng những suy ngẫm, những trải nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc đời. Em hãy phân tích tác phẩm này để làm sáng tỏ lên điều đó.

Văn bản tham khảo: Phân tích truyện ngắn Bến quê

2. Mỗi nhan đề của một tác phẩm đều chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và hàm ý trong đó. Bến quê của Nguyễn Minh Châu cũng thế. Vậy em hiểu ý nghĩa nhan đề của truyến ngắn Bến quê như thế nào?

Bài văn tham khảo: Phân tích tính biểu tượng của nhan đề truyện Bến quê

3. Trình bài suy nghĩ của em về triết lý sống trong truyện Bến quê

Văn mẫu 9: Suy nghĩ về triết lý sống trong truyện Bến quê

---------

Đọc tài liệu vừa cùng các em ôn tập học kì bài Bến quê qua đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 2 2019/2020. Cùng một số đề văn mẫu đã từng được ra trong các kì thi., hy vọng các em đã có trong tay kiến thức trọng tâm cần ôn luyện cho kì thi của mình.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM