Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 phần Tập làm văn

Xuất bản: 26/12/2019 - Cập nhật: 08/01/2020 - Tác giả: Giangdh

Chi tiết đề cương Văn 8 học kì 2 phần tập làm văn giúp các em xây dựng bố cục một bài văn đầy đủ các chi tiết, luận điểm cần cho một bài văn

Đề cương Văn 8 học kì 2 2019 dưới đây được Đọc tài liệu biên tập để hỗ trợ các em trong phần tập làm văn, xây dựng dàn bài chi tiết, những yếu tố cần và đủ để có một bài văn hoàn chỉnh cho từng thể loại Thuyết minh và Nghị luận.

Ôn tập về văn thuyết minh, nghị luận xã hội lớp 8

I. Thuyết minh: Giới thiệu một phương pháp (cách làm), giới thiệu về một danh lam thắng cảnh.

1. Danh lam thắng cảnh

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.

b. Thân bài: Trình bày chi tiết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa (có thể trình bày theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó).

c. Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển trong tương lai…

2. Thuyết minh về một phương pháp

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về vật liệu mà mình chọn làm

b. Thân bài:

  • Nguyên liệu
  • Cách làm
  • Yêu cầu thành phẩm

c. Kết bài: Nêu lợi ích của nó đối với con người.

II. Nghị luận: Chứng minh và giải thích. (Nhận diện các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn nghị luận à vận dụng các yếu tố đó vào làm một bài văn).

1. Chứng minh: Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhân định, luận điểm nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy.

- Dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh

b. Thân bài:

- Giải thích vấn đề (khi cần thiết): giái thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng …

- Đưa dẫn chứng chứng minh các khía cạnh của vấn đề (D/c theo trình tự hợp lí)

  • Dẫn chứng 1 (D/c lịch sử)
  • Dẫn chứng 2 (D/c thực tế)
  • Dẫn chứng 3 (D/c thơ văn)

c. Kết bài:

  • Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa).
  • Rút ra bài học cho bản thân.

2. Giải thích: Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người (nhận thức, hiểu rõ sự vật hiện tượng)

- Dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.

b. Thân bài:

  • Giải thích ý nghĩa của vấn đề: giảii thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng (trả lời câu hỏi là gì? thế nào ? …)
  • Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề (trả lời câu hói Vì sao? Lí lẽ kết hợp với dẫn chứng).
  • Phương hướng, biện pháp vận dụng. (trả lời câu hỏi làm gì? thực hiện như thế nào? bằng cách nào?)

c. Kết bài:

  • Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa, tầm quan trọng)
  • Rút ra bài học cho bản thân.

Một số đề văn nghị luận xã hội lớp 8 thường ra

Đề 1: Tác dụng của sách đối với đời sống con người

A. Mở bài 

  • Vai trò của tri thức đối với loài người
  • Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người .

B. Thân bài

1. Giải thích : Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống

2. Chứng minh tác dụng của sách

  • Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết , thu nhận thông tin một cách nhanh nhất + dẫn chứng chứng minh
  • Sách bồi dưỡng tinh thần , tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt + dẫn chứng
  • Sách là người bạn động viên ,chia xẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta + dẫn chứng

3. Tác hại của việc không đọc sách : Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi

4. Phương pháp đọc sách

  • Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
  • Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngãm ,suy nghĩ , ghi chép những điều bổ ích
  • Thực hành , vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống.

C. Kết bài

  • Khẳng định sách là người bạn tốt
  • Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách , phải yêu quý sách

Tham khảo: Nghị luận về tác dụng của sách đối với đời sống con người

Đề 2: Hãy viết bài nghị luận với đề tài : Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

A. Mở bài : Giới thiệu về môi trường thiên nhiên: không khí, nước, cây xanh

B. Thân bài

- Bảo vệ bầu không khí trong lành

  • Tác hại của khói xả xe máy, ô tô... Tác hại của khí thải công nghiệp

- Bảo vệ nguồn nước sạch

  • Tác hại của việc xả rác làm bẩn nguồn nước sạch .Tác hại của việc thải chất thải công nghiệp

- Bảo vệ cây xanh Nếu rừng bị chặt phá thì :

  • Cây cối bị chết, chim thú bị huỷ diệt. Cây cối chết sông ngòi khô cạn
  • Khí hậu trái đất sẽ nóng lên ảnh hưởng đến sức khoẻ.Hiện tượng xói mòn lũ lụt thiệt hại đến sản xuất

C. Kết bài . Mỗi chúng ta hãy có ý thức trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Đề 3: Hồ chủ tịch dạy:“Học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”Em hiểu lời dạy trên như thế nào?"

A. Mở bài: 

- Trong xã hội thời phong kiến với lối học từ chương làm cản trở bước tiến hóa xã hội. Nhận thức được sai lầm đó, Hồ Chủ tịch đã khuyên dạy chúng ta: “Học với hành phải đi đôi với nhau. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”

- Giới hạn đề: Giải thích vấn đề trên.

B.Thân bài: 

1.Giải thích ý nghĩa:

- Học là gì? - Là tiếp thu kiến thức lí luận.

- Hành là gì? - Là làm, là thực hành, ứng dụng kiến thức…

- Học với hành phải đi đôi là gắn bó với nhau là một.

2.Trình bày các lí lẽ:

- Học mà không hành thì học vô ích:

  • Hành là mục đích và là phương pháp của học.
  • Chỉ học lí thuyết suông, không vận dụng vào thực tiễn chẳng để làm gì

- Hành mà không học thì hành không trôi chảy

  • Hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng,kinh nghiệm dẫn dắt thì lúng túng.
  • Hành mà không học chỉ là phá hoại.

3. Phương hướng vận dụng:

- “Học” cái gì và “học” như thế nào?

  • Học ở sách vở, học trong thực tế, học ở kinh nghiệm người đi trước.
  • Học siêng năng, chăm chỉ, có thực hành.

- “Hành” cái gì và “hành” như thế nào? Học kết hợp với hành ra sao?

  • Vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống.
  • Học để nắm vững lí thuyết, hành để kiểm nghiệm.
  • Trong thực hành, kiến thức được củng cố và phát triển.

C. Kết bài:

  • Học với hành phải đi đôi là nguyên lí, là phương châm, là phương pháp học tập của chúng ta.
  • Nêu quyết tâm của người học sinh đối với vấn đề đó

Có thể bạn quan tâm: Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Đề 4: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập , Bác Hồ thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở ... học tập của các cháu” Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào

A. Mở bài

: Giới thiệu nội dung câu nói của Bác Hồ gửi học sinh

B. Thân bài

  • Thế nào là một dân tộc vẻ vang: Dân tộc độc lập , đời sống vật chất no đủ, đời sống tinh thần lành mạnh, xã hội văn minh tiên tiến
  • Sánh vai với các cường quốc năm châu có nghĩa là đưa nước ta phát triển ngang tầm vóc với các cường quốc , khoa học kỹ thuật phát triển mạnh cùng nền văn hoá đa dạng , đậm đà bản sắc
  • Muốn có được điều đó phần lớn dựa vào công lao học tập của các cháu-> làm rõ mối quan hệ giữa tương lai tươi sáng của dân tộc với ...
  • Liên hệ thực tế học sinh và thế hệ trẻ hiện nay đang và đã làm gì cho sự phát triển của đất nước, liên hệ bản thân

C. Kết bài :Khẳng định lại vai trò của học sinh với tương lai đất nước

Đề 5: Lời ca tiếng hát làm con người thêm vui vẻ,cuộc sống thêm tươi trẻ. Em hãy chứng minh nhận xét trên.

A. Mở bài :

  • Hàng ngày lời ca tiếng hát đến với con người và trở thành món ăn tinh thần của con người làm cho con người trở lên vui vẻ,cuộc sống thêm tươi trẻ

B. Thân bài:

  • Tiếng hát gắn liền với cả cuộc đời của con người.
  • Tiêng hát là niềm vui của con người trong lao động để quyên hết mệt nhọc,vất vả.
  • Tiếng hát động viên,khích lệ con người trong chiến đấu:Trong hai cuộc chiến đấu tiếng hát theo anh bộ đội ra trận(Dẫn chứng)
  • Tiếng hát đem lại niềm tin yêu,lạc quan cho những chiến sĩ cách mạng trong nhà tù đế quốc (Dẫn chứng).
  • Tiếng hát tạo lên không khí vui tươi trong tuổi trẻ học đường.(Dẫn chứng)

C. Kết bài :

  • Cuộc sống không thể thiếu tiếng hát.
  • Con người mãi mãi cất cao tiếng hát để cuộc sống trở lên tươi vui

-----------

Trên đây là đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 2019/2020 phần Tập làm văn. Hy vọng sẽ là đề cương hữu ích giúp các em ôn tập để có thể hoàn thành tốt bài thi của mình trong kì thi học kì


Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM