Đề cương học kì 1 Ngữ văn lớp 6 bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

Xuất bản: 17/12/2019 - Cập nhật: 18/12/2019 - Tác giả: Giangdh

Tuyển tập đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 6 giúp các em thống kê những kiến thức cần ghi nhớ của bài Sơn Tinh, Thủy Tinh tại đây

Đọc tài liệu cùng các em ôn tập học kì 1 bài Sơn Tinh, Thủy Tinh qua đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 6 2019 chi tiết dưới đây

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1 bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

I. Kiến thức cần nhớ

a. Xuất xứ

  • Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa.

b. Thể loại

- Truyền thuyết

  • Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
  • Tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
  • Thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

c. Tóm tắt

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh ﴾thần Núi﴿ và Thủy Tinh ﴾thần Nước﴿
cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ
đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng
đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.

d. Bố cục

- Chia làm 3 đoạn

  • Đoạn 1. Từ đầu đến "mỗi thứ một đôi": Vua Hùng thứ mười tám kén rể.
  • Đoạn 2. Tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân": Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng.
  • Đoạn 3. Phần còn lại: Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh

e. Giá trị nghệ thuật

  • Tình huống truyện đầy hấp dẫn
  • Cách kể chuyện sinh động, lôi cuốn.
  • Xây dựng hình tượng mang tính tượng trưng và khái quát cao.
  • Trí tưởng tượng kì ảo, phong phú và độc đáo

f. Giá trị nội dung

  • Vua Hùng kén rể và cuộc thi tài của Sơn Tinh và Thủy Tinh.

g. Ý nghĩa truyện

  • Giải thích hiện tượng lũ lụt ở Miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ, qua tính ghen tuông dai dẳng của con người – thần nước
  • Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ
  • Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng và của người Việt cổ

Xem thêm: Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh ngắn gọn nhất

II. Phân tích truyện

a. Hoàn cảnh và mục đích kén rể của Vua Hùng

- Hoàn cảnh

  • Mị Nương khôn lớn, xinh đẹp → Vua muốn kén chồng cho nằng.

- Sơn Tinh Thủy Tinh: đến cầu hôn

  • Ngang tài ngang sức → Tưởng tượng, kỳ ảo nhằm tô đậm sức mạnh của cả hai vị thần

- Vua Hùng ra điều kiện kén rể

  • Đưa ra sính lễ
  • Tổ chức thi tài

→ Kén người thông minh, nhanh nhẹn, tài giỏi.

b. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Cuộc giao tranh

Cuộc giao tranhSơn TinhThủy Tinh
Nguồn gốcỞ miền núiỞ vùng biển
Tài năngBốc đồi. dời núiHô mưa, gọi gió
Nguyên nhânMang lễ vật tới trước, cưới được Mị NươngĐến sau, nổi giận đánh Sơn Tinh
Diễn biếnMưu trí bốc đồi, dời núi, dựng thành đất ngăn lũHô mưa gọi gió, nổi giông bão, dâng nước đánh Sơn Tinh
Ý nghĩa tượng trưngTượng trưng cho sức mạnh vĩ đại của người Việt cổTượng trưng cho sức mạnh ghê gớm của mưa gió, bão lũ

- Kết quả: Sơn Tinh thắng Thủy Tinh, con người chiến thắng thiên tai, lũ lụt.

c. Cuộc trả thù cuả Thủy Tinh

  • Hằng năm dâng nước đánh Sơn Tinh

→ Năm nào cũng thua

d. Ý nghĩa cuộc chiến Sơn Tinh - Thủy Tinh

  • Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hàng năm của cư dân đồng bằng Bắc Bộ

→ Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng, bảo vệ cuộc sống của chính mình.

---------

Với đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 6 2019/2020 bài Sơn Tinh, Thủy Tinh mà Đọc tài liệu chia sẻ trên đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập chính xác những nội dung quan trọng, chuẩn bị tốt cho kì thi học kì

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM