Đề 3 trang 53 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 03/07/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi đề 3 trang 53 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi đề 3 trang 53 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phương mình.

Gợi ý trả lời đề 3 trang 53 SGK văn 10 tập 2

Cách trình bày 1

– Ngành thủ công (hoặc đặc sản, hoặc nét văn hóa ẩm thực) mà bạn muốn giới thiệu là gì? Nó là sản phẩm của quê hương bạn hay của vùng miền khác?

– Đánh giá khái quát vai trò của nó đối với xã hội (ngành thủ công) hoặc với kho tàng văn hóa ẩm thực nói chung.

– Giới thiệu về vùng quê có nghề truyền thống hay có đặc sản, có nét văn hóa ẩm thực đó.

– Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

Với ngành thủ công, có thể thuyết minh về:

+ Nguồn gốc hình thành nghề thủ công đó (nên lựa chọn các truyền thuyết hoặc những câu chuyện cũ để kể một cách tóm lược).

+ Sản phẩm của ngành thủ công đó là gì? Có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

+ Miêu tả lại công đoạn sản xuất (chú ý những “bí quyết nhà nghề” có tính đặc trưng trong quá trình tạo ra sản phẩm).

+ Nghề thủ công ấy trong thời hiện đại có những thay đổi ra sao? (ví dụ sự can thiệp của máy móc, công nghệ vào quá trình sản xuất như thế nào? …)

Với các loại đặc sản hay nét văn hóa ẩm thực có thể thuyết minh về:

+ Quá trình tạo nên sản phẩm (cũng cần chú ý những “bí quyết” riêng).

+ Cách thưởng thức sản phẩm đó như thế nào để nó trở thành một nét văn hóa.

+ Đánh giá chung về ý nghĩa, vai trò của đối tượng vừa được thuyết minh.

Cách trình bày 2

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

b.Thân bài:

– Lịch sử về chiếc nón lá.

– Hình dáng chiếc nón: Hình chóp.

– Các nguyên liệu làm nón:

+ Mo

+ Lá lụi

+ Nứa rừng làm vòng nón.

+ Dây cước, sợi guột để khâu nón.

+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

– Quy trình làm nón:

+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng.

+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều.

+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm.

+ Nức nón, luồn nhôi.

+ Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

– Phân loại nón: nón Chuông, nón Bài thơ, nón quai thao, nón Lâm Sung, nón Ngựa,…

– Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông – Hà Tây

– Tác dụng:

+ Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ.

+ Có thể dùng để múa, làm quà tặng.

+ Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

c. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam

Tham khảo: Thuyết minh về một ngành thủ công mỹ nghệ hoặc đặc sản của địa phương mình

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi đề 3 trang 53  SGK ngữ văn 10 tập 2 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM