Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi đề 1 trang 92 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
So Sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bì tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Trả lời đề 1 trang 92 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi đề 1 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
1. Mở bài:
– Giới thiệu đoạn trích: nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du.
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.
– Khái quát nội dung đoạn trích.
2. Thân bài:
– Giới thiệu hai chị em: đều đẹp như “tố nga”, “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”
– Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân: 4 câu tả Thúy Vân.
Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.
Vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với “xung quanh”.
=> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm; lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.
– Vẻ đẹp của Kiều: 12 câu tả Kiều.
Thúy Kiều lại được tả là sắc sảo mặn mà” hơn hẳn Thủy Vân => Đó là nghệ thuật đòn bẩy.
Vẻ đẹp lộng lẫy sắc nước hương trời đến hoa phải ghen, liễu phải hờn.
Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn thông minh và tài hoa nữa: giỏi thơ,ca, nhạc hoạ…
Dự cảm về số mệnh: “bạc mệnh”.
=> Tài sắc của Thúy Kiều như báo trước một cuộc đời dữ dội với đầy gian nan, trắc trở sau này.
– Nghệ thuật: ước lệ, tượng trung, điển cổ để miêu tả, làm nổi bật vẻ đẹp của hai chị em.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại vẻ đẹp của hai chị em.
– Trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ của hai chị em Kiều => Cảm hứng nhân đạo.
Cách trình bày 2
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
- Giới thiệu đoạn trích
- Dẫn dắt vấn đề
b. Thân bài:
- Giới thiệu hai chị em => đều đẹp: “tố nga”, “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”
- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân: 4 câu tả Thúy Vân
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
+ Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.
+ Vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với "xung quanh"
- Vẻ đẹp của Kiều: 12 câu tả Kiều
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn:
...
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân.
+ Thúy Kiều lại được tả là sắc sảo mặn mà” hơn hẳn Thủy Vân => Đó là nghệ thuật đòn bẩy
+ Vẻ đẹp lộng lẫy sắc nước hương trời đến hoa phải ghen, liễu phải hờn
+ Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn thông minh và tài hoa nữa: giỏi thơ,ca, nhạc hoạ…
+ Dự cảm về số mệnh: “bạc mệnh”
- Nghệ thuật: ước lệ, tượng trung, điển cổ để miêu tả, làm nổi bật vẻ đẹp của hai chị em
c. Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp của hai chị em
- Trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều => cảm hứng nhân đạo.
Tham khảo: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều
-/-
Đề 1 trang 92 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.