Đề 1 trang 14 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 06/07/2020 - Cập nhật: 14/09/2020

Trả lời câu hỏi đề 1 trang 14 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi đề 1 trang 14 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

Trả lời đề 1 trang 14 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi đề 1 trang 14 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trả lời 1

a) Mở bài

– Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người….. Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b) Thân bài

– Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ….

+ Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

+ Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

+ Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

– Trong xã hội nay:

+ Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

+ Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

+ Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

→ Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

– Quy luật: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”

c) Kết bài

– Liên hệ bản thân rút ra bài học:

+ Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

+ Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

+ Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

Cách trình bày 2

a. Mở bài

- Giới thiệu được vấn đề (dẫn dắt về câu chuyện Tấm Cám và yêu cầu của đề bài)

- Mở ra hướng làm bài (bằng một hay hai câu văn nói đến vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài

- Trong xã hội từ xưa đến nay con người luôn đề cao cái thiện, cái tốt và bài trừ cái xấu xa hủ tục trong xã hội, điều đó biểu hiện rõ ràng trong câu chuyện Tấm Cám. Biểu hiện đó mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, trong xã hội từ xưa đến nay cái thiện luôn được giúp đỡ, bảo vệ và cái xấu sẽ bị bài trừ.

- Từ xưa đến nay cái thiện và cái ác luôn là vấn đề được quan tâm và phân biệt rành rọt, cái thiện luôn luôn được đề cao, trong khi đó cái ác lại bị xã hội phê phán.

- Trong truyện Tấm cám, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác biểu hiện rõ rệt, tấm là hiện thân của cái tốt, người thiện, còn cám là biểu hiện của cái ác.

- Tấm là người tốt biểu hiện của cái thiện nên luôn được yêu thương, quan tâm, yêu thương và sự giúp đỡ của mọi người, mặc dù bị kẻ xấu, cái ác hãm hại nhưng cái tốt vẫn trường tồn, vẫn sinh sôi, đấu tranh lại cái xấu.

- Có thể thấy cái thiện biểu hiện của người tốt trong xã hội ngày nay, cám là biểu hiện của người xấu, luôn tìm cách để hại người tốt như cám.

- Câu chuyện Tấm Cám mang ý nghĩa giáo dục cách sống, cách làm người, luôn đề cao con người, đề cao cái thiện. Phê phán và bài trừ cái xấu xa trong xã hội.

- Cuộc đấu tranh đó luôn có sự bài trừ và cái thiện luôn thắng cái ác, cái ác luôn bị cái thiện phê phán, bài trừ và triệt tiêu trong xã hội.

c. Kết luận 

- Khẳng định cái thiện là điều chúng ta nên làm và học hỏi, cái xấu đáng bị bài trừ trong xã hội này.

- Liên hệ bản thân.

Tham khảoSuy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong truyện Tấm Cám ngắn gọn

-/-

Đề 1 trang 14 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM