Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo gợi ý một số cách trả lời câu 3 trang 17 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo, soạn bài Prô-mê-tê và loài người chi tiết.
Câu 3 trang 17 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo
Chi tiết câu hỏi:
“Và từ đó dẫu mong manh và bấy yếu
Giống loài người đã có ngọn lửa của Prô-mê-tê
Ngọn lửa thiêng dạy cho họ biết bao nghề.”
Đây là lời của ai? Lời này có ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời 1:
- Đây có thể là lời của tác giả nhằm để tôn vinh công lao của Prô-mê-tê, chỉ ra sức mạnh của ngọn lửa thiêng trong cuộc sống của người lao động.
- Bên cạnh đó lời thơ cũng chỉ ra đặc tính của con người mỏng manh, bầy yếu nhưng nhờ có ngọn lửa họ sẽ sống, sáng tạo.
Gợi ý trả lời 2:
Đây có thể là lời của tác giả để tôn vinh công lao của Prô-mê-tê
Gợi ý trả lời 3:
- Đây là lời của con người nói về công lao của thần Prô-mê-tê khi đã ban cho họ ngọn lửa.
- Lời nói này như một lời cảm ơn, sự kính trọng, ca ngợi công ơn của thần Prô-mê-tê và “vũ khí” đặc biệt – ngọn lửa đã giúp cuộc sống con người văn minh và hạnh phúc hơn.
Các câu hỏi khác trong bài
- Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần
- Nêu nội dung bao quát của truyện Prô-mê-tê và loài người
- Truyện Prô-mê-tê và loài người giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải
- Những dấu hiệu giúp bạn nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại
- Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai truyện Thần Trụ trời và Prô-mê-tê
- Qua những việc thần Prô-mê-tê đã làm, bạn hình dung thế nào về nhân vật này
Hướng dẫn soạn văn 10 Chân trời tại Doctailieu.com