Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo một số gợi ý trả lời câu 6 trang 117 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo, soạn bài Thị Mầu lên chùa phần câu hỏi sau khi đọc.
Câu 6 trang 117 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo
Chi tiết câu hỏi: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?
Gợi ý trả lời 1:
Những dấu hiệu nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo:
- Đề tài: văn bản xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo đại lí dân gian.
- Tích truyện (cốt truyện): được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.
- Nhân vật: có đào thương và đào lệch (đào lẳng).
- Cấu trúc: cấu trúc của văn bản bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh đóng một vài trò khác nhau.
- Lời thoại: có bao gồm cả lời thoại của nhân vật và tiếng đế cùng 3 hình thức: đối thoại, độc thoại, bàng thoại. Đồng thời, lời thoại của các nhân vật trong văn bản bao gồm cả lời nói và lời hát.
Gợi ý trả lời 2:
- Đọan trích được lấy từ vở chèo Quan Âm Thị Kính
- Nhân vật có đào thương - Thị Kính, đào lẳng - Thị Mầu
- Có lời thoại của tiếng đế
Các câu hỏi khác trong bài
- Trong hai nhân vật Thị Kính và Thị Mầu, nhân vật nào để lại ấn tượng sâu sắc hơn đối với bạn
- Một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính, tiếng đế
- Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào
- Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc
- Tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu?
Hướng dẫn soạn văn 10 Chân trời tại Doctailieu.com