Đáp án đề thi vào lớp 10 Văn THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình 2018

Xuất bản: 04/06/2018 - Cập nhật: 29/05/2019

Đáp án tham khảo đề thi vào lớp 10 môn Văn THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp của Sở Giáo Dục tỉnh Quảng Bình 2018 được cập nhật dưới đây.

Mục lục nội dung

Đề thi  vào lớp 10 Văn THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình 2018

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10

THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

NĂM HỌC 2018-2019

Môn thi: NGỮ VĂN]

Thời gian làm bài: 120 phút

(Không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC - HIỂU

(3,0 điểm)

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi nếu ở dưới:

(1) Nhìn chung người Quảng Bình vẫn ăn nói như người Việt Nam trong cả nước, tuyệt đại bộ phận đều theo lời ăn tiếng nói phổ thông. Tuy nhiên, tiếng nói Quảng Bình được các nhà ngôn ngữ học xếp vào phương ngữ Bình Trị Thiên, nằm trong phương ngữ Bắc Trung Bộ, Quảng Bình thời xa xưa vốn có tiếng là đất rộng người thưa, đường sá đi lại khó khăn, cuộc sống của cư dân nông nghiệp rất tịnh, lời ăn tiếng nói do đó mà rất ít biến động, nhiều tiếng, nhiều lời rất cổ điển nay vẫn còn; việc ăn nói khác nhau không những về giọng, vệ dấu, mà có khi khác cả từ vựng. (...)

(2) Sự khác biệt giữa tiếng Quảng Bình với tiếng phổ thông, dĩ nhiên là gây khó hiểu với du khách ngoại tỉnh khi đến thăm hoặc đến làm việc với Quảng Bình, Thế nhưng, lời ăn tiếng nói Quảng Bình cũng có những nét đẹp, nét hay riêng của nó. Đó là một trong những phong cách ăn nói của người Quảng Bình. Trong cách ăn nói đó, nổi lên một nét đặc biệt mà ai ai cũng dễ cảm nhận, dù là mới gặp lần đầu, đó là tính “hài", chất “vui”, cách “trạng” trong lời ăn tiếng nói Quảng Bình.

(Lược trich Vài nét về lời ăn tiếng nói Quảng Bình - Nguyễn Tú. Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý lớp 9, NXB GD Việt Nam. 2016).

Câu 1. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đầu đoạn (1).

Câu 2. Theo tác giả, vì sao lời ăn tiếng nói ở Quảng Bình rất ít biến động?

Câu 3. Anh/chị hãy giải thích nghĩa của từ “tịnh” được tác giả dùng trong đoạn (1).

Câu 4. Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng lời ăn tiếng nói của Quảng Bình có tính "hài" và chất “vui"không? Vì sao? (Trả lời từ 5 - 7 dòng).

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

- Từ nội dung ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nét đẹp trong lời ăn tiếng nói của người dân Quảng Bình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

--Hết--

Đáp án đề thi vào lớp 10 Văn THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình 2018

Phần I:

Câu 1. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đầu đoạn (1): so sánh

Câu 2. Bởi vì: "đất rộng người thưa, đường sá đi lại khó khăn, cuộc sống của cư dân nông nghiệp rất tịnh"

Câu 3. Từ tịnh ở đây được hiểu theo là cuộc sống yên bình, vô cùng đơn giản, ít biến đổi

Câu 4. Các em có thể tán đồng hoặc không tán đồng ý kiến này.

Các em chú ý phân tích theo 2 ý:

- lời ăn tiếng nói Quảng Bình cũng có những nét đẹp, nét hay riêng của nó

- nổi lên một nét đặc biệt mà ai ai cũng dễ cảm nhận, dù là mới gặp lần đầu

Phần II

Câu 1: Các em cần phân tích chất riêng trong tiếng nói người Quảng Bình

- Giới thiệu vẻ đẹp tiếng nói người Quảng Bình

- Phân tích được nét đẹp đó

- Trách nhiệm bảo vệ nét đẹp đó.

Câu 2:

Dàn ý phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ:

1.   Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ: quê Thanh Miện, Hải Dương, nổi tiếng học rộng tài cao

- Nhân vật Vũ Nương là người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

- Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2.   Thân bài:

a)   Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

•     Có tu tưởng tốt đẹp.

•     Người vợ dịu hiền, khuôn phép: chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

•     Người con dâu hiếu thảo: chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

b)  Nỗi đau, oan khuất của nàng:

•     Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

•     Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

•     Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c)   Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.

•     Ởthuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

•     Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

•     Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Kết luận:

•     Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.

•     Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM