Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2024

Xuất bản: 07/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2024 - 2025 tỉnh Nam Định được cập nhật nhanh và chính xác giúp các bạn tham khảo.

Mời bạn đọc tham khảo đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định chính thức. Cập nhật nhanh nhất đề của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm đáp án chi tiết bên dưới.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Nam Định 2024

Đề thi sẽ được cập nhật chính thức khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh diễn ra, vì vậy đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Nam Định sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi. 

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. TRẮC NGHIỆM

1 - B

2 - A

3 - C

4 - B

5 - C

6 - C

7 - D

8 - A

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2.

- Điệp cấu trúc: Hãy….

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu văn.

+ Sử dụng phép điệp cấu trúc nhằm nhấn mạnh phải tận dụng thời gian trẻ tuổi để sống, làm việc một cách có ý nghĩa.

Câu 3. Học sinh tự bày tỏ quan điểm cá nhân.

Gợi ý: Đồng ý (Tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề, là thời gian để xây dựng và gieo trồng…để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ tương lai. )

III. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1. Mở đoạn:

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống.

2. Thân đoạn:

- Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.

- Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người vì:

+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

+ Trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.

+ Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.

+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.

+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh...

- Bàn luận mở rộng:

+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.

- Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…

- Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.

3. Kết đoạn: Khẳng định lại tầm quan trọng của sự trải nghiệm đối với cuộc sống của mỗi con người.

Câu 2

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con

- Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn khổ thơ thứ 2 bài Nói với con

b) Thân bài:

* Những phẩm chất cao quý của người đồng mình

- "Người đồng mình" : người vùng mình, người miền quê mình => cách nói mang tính địa phương của người Tày gợi sự thân thương, gần gũi.

=> Nghĩa rộng hơn là những người sống cùng trên một đất nước, một dân tộc.

- "thương" kết hợp với từ chỉ mức độ "lắm" -> thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia.

- "Cao", "xa" : khoảng cách của đất trời -> những khó khăn, thách thức mà con người phải trải qua trong cuộc đời.

-> Hai câu thơ đăng đối ngắn gọn đúc kết một thái độ, một cách ứng xử cao quí: người biết sống là người biết vượt qua nỗi buồn, gian nan, thử thách... hơn nữa còn phải luôn nuôi chí lớn, nỗ lực phấn đấu đi lên. Có như vậy mới thành công trên con đường đời, gặt hái được nhiều hoa thơm, trái ngọt.

- “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” : ẩn dụ cho những gian lao, vất vả

- "Sống", "không chê" : ý chí và quyết tâm vượt qua thách thức, khó khăn của "đá gập ghềnh", "thung nghèo đói".

=> Khẳng định và ngợi ca đức tính cao đẹp của “người đồng mình”: sống sâu sắc, ý chí mạnh mẽ, có một trái tim ấm áp và nghị lực phi thường.

- Biện pháp so sánh "Sống như sông như suối" -> sống lạc quan, mạnh mẽ như thiên nhiên (sông, suối) chấp nhận những thác ghềnh để rút ra những bài học quí báu.

-> Niềm tin vào ngày mai tươi sáng, cực nhọc, đói nghèo rồi sẽ tan biến.

- "thô sơ da thịt" : giản dị, chất phác, thật thà -> Ca ngợi bản chất mộc mạc, giản dị, chân thật của người đồng mình sớm khuya vất vả.

- “Chẳng mấy ai nhỏ bé” -> ngợi ca ý chí, cốt cách không hề "nhỏ bé" của người đồng mình.

- "đục đá kê cao quê hương" : truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi

-> Ẩn dụ cho tinh thần đề cao, tự hào về quê hương, tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu.

- "quê hương thì làm phong tục" : phong tục tập quán là điểm tựa tinh thần nâng đỡ và tạo động lực cho con người.

=> Đây chính là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng : Mỗi người, mỗi cuộc đời chính là một “mùa xuân nho nhỏ” tạo nên mùa xuân cộng đồng và cộng đồng sẽ là cái nôi nâng đỡ cho mùa xuân tâm hồn mỗi người.

* Lời dặn dò, nhắn nhủ và niềm hy vọng người cha dành cho người con

- “Tuy thô sơ da thịt”, “không bao giờ nhỏ bé” một lần nữa lặp lại để khẳng định và khắc sâu hơn những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”

- "Lên đường" -> Người con đã khôn lớn, đến lúc tạm biệt gia đình, quê hương để bước vào một trang mới của cuộc đời

- "Nghe con" -> hai tiếng ẩn chứa bao nỗi niềm và lắng đọng, kết tinh mọi cảm xúc, tình yêu thương vô bờ bến của cha dành cho con.

-> Qua việc ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, người cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông, biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.

=> Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao rằng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời, tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương, đất nước.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ tự do phù hợp với lối nói, tư duy khoáng đạt của người miền núi

- Giọng điệu thơ linh hoạt lúc thiết tha, trìu mến khi trang nghiêm

- Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát, mộc mạc, giàu chất thơ

- Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ...

c) Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung của khổ thơ và nêu cảm nhận của em về khổ thơ.

đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2024 - 2025 tỉnh Nam Định trang 1
đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2024 - 2025 tỉnh Nam Định trang 2

Xem thêm

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Nam Định 2023

ĐỀ THI

 đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2023 trang 1

 đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2023 trang 2

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Phần I. Tiếng Việt

Câu 1. C

Câu 2. A

Câu 3. B

Câu 4. D

Câu 5. C

Câu 6. A

Câu 7. A

Câu 8. B

Phần II: Đọc hiểu văn bản

Câu 1.

Những từ ngữ hình ảnh thể hiện sự ác liệt của chiến tranh:

- Bom rơi đạn nổ.

- Một tràng pháo bất ngờ giết chết năm người và làm bị thương hai người.

- Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy.

- Chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.

Câu 2.

Có thể bộc lộ suy nghĩ về một trong những phẩm chất sau:

- Tình yêu thương gia đình, người thân

- Sự hi sinh cao cả, quên mình cho Tổ quốc

- Ý thức được sự cống hiến của bản thân là nhỏ bé trước cả một thế hệ anh hùng

- Tinh thần lạc quan chiến đấu...

Câu 3. HS tự trình bày quan điểm của cá nhân

Phần III: Tập làm văn

Câu 1.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm trong xã hội.

Bàn luận vấn đề:

Giải thích: Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân...; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.

Vì sao cần phải có lối sống có trách nhiệm trong xã hội?

- Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của một người

- Là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có của những người trẻ hiện đại.

- Là hành động khẳng định giá trị bản thân, dấu hiệu cơ bản, quan trọng của việc hòa nhập với cộng đồng, giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa, vai trò của lối sống có trách nhiệm.

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao

- Giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn.

- Được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ

- Có được lòng tin của mọi người

- Thành công trong công việc và cuộc sống

- Đảm bảo quyền hạn, lợi ích của mình và người khác góp phần phát triển và giữ gìn đất nước.

Bàn luận mở rộng

- Phê phán, lên án những kẻ sống vô kỉ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.

Bài học nhận thức và hành động

- Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng.

Khái quát lại vấn đề: Trong thời đại ngày nay, lối sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước và xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ.

Câu 2

A) Mở bài:

Nguyễn Dữ là một nhà văn tiến bộ, lần đầu tiên đưa hình ảnh người phụ nữ vào những trang Văn học trung đại. Nhân vật Vũ Nương - một người phụ nữ bình dân nhưng có một vẻ đẹp lí tưởng đã được nhà văn trân trọng, thể hiện qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương - một áng "thiên cổ kì bút".

B) Thân bài:

*Luận điểm chính: Vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương.

*Luận điểm 1: Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, yêu thương con hết mực, giàu lòng hiếu thảo.

- Trương Sinh xã nhà ra chiến trận, Vũ Nương một mình gánh vác, lo toan mọi việc trong gia đình.

- Biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, Vũ Nương đã gồng mình để vượt qua tất cả những ngày tháng đầy thử thách ấy.

- Buổi đầu về làm dâu nhà Trương Sinh, mặc dù đó không phải là một cuộc hôn nhân của tình yêu, của sự bình đẳng nhưng Vũ Nương vẫn một lòng vun vén, xây dựng tổ ấm của mình. Đây là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

- Chồng đi xa, nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Với nàng, đứa con là niềm vui, là hạnh phúc để nàng vượt qua khó khăn, thử thách.

- Tình thương yêu con của Vũ Nương không chỉ thể hiện ở việc nuôi con lớn lên về thể chất, nàng còn dành thời gian vui chơi cùng con để bù đắp về mặt tinh thần khi chồng xa nhà.

+ Hằng đêm, Vũ Nương chỉ vào cái bóng của mình để nói với con đó là cha Đản.

+ Bằng cái bóng của mình, nàng muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cảm của cha, tạo nên sợi dây gắn kết giữa con với người cha chưa biết mặt nơi chiến trận xa xôi.

- > Tấm lòng của người mẹ thật sâu nặng và cảm động.

- Vũ Nương là một nàng dâu hiếu thảo, nghĩa tình.

+ Vũ Nương đã hết lòng yêu thương, kính trọng mẹ chồng.

• Nàng chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo, ân cần, lo thuốc thang, lễ bái Thần, Phật khi mẹ chồng ốm đau.

Tìm lời ngon ngọt để động viên, an ủi mẹ già cho mẹ vơi bớt nỗi nhớ thương con nơi chiến trận.

• Lúc mẹ chồng qua đời, lo ma chay, tế lễ cẩn trọng như với cha mẹ đẻ mình..

+ Tấm lòng của nàng đã được mẹ chồng ghi nhận trong lời trăng trối cuối cùng: Ngắn dài có số.. Đây là cách kể chuyện thông minh, tài hoa của nhà văn. Dùng lời nói lúc lâm chung của bà mẹ Trương Sinh để khách quan ghi nhận phẩm chất của Vũ Nương.

- >Nàng đã sống trọn đạo làm con, trọn đạo làm dâu trong gia đình.

* Luận điểm 2: Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng.

- Khi lấy chồng, nàng cư xử rất đúng mực, giữ gìn khuôn phép để gia đình được đầm ấm, hạnh phúc.

- Ngày Trương Sinh đi lính, Vũ Nương tiễn chồng bằng chén rượu đầy tình nghĩa. Nàng nói với chồng những lời thiết tha, cảm động. Nàng chỉ mong Trương Sinh trở về mang theo hai chữ bình yên mà không cần đến áo gấm, phong hầu, vinh hoa, phú quý. Nàng bày tỏ nỗi lo lắng, xót thương trước những gian khổ, hiểm nguy khôn lường nơi chiến trận xa xôi. Nàng nghĩ cho chồng trước, sau đó mới nghĩ đến nỗi cô đơn riêng của mình. Nàng bày tỏ với chồng nỗi nhớ thương khắc khoải dài theo năm tháng.

- > Dù chung sống chưa được bao lâu, dù chỉ là cuộc hôn nhân sắp đặt nhưng với tấm lòng người vợ, Vũ Nương đã dành trọn cho chồng cả trái tim yêu thương.

- Những năm tháng xa chồng, nàng một lòng nhớ thương, thuỷ chung sắt son với chồng.

+ Nàng cố gắng giữ gìn khuôn phép: Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

+ Nỗi nhớ thương chồng không lúc nào nguội. Ba năm xa cách! Năm lòng nàng trĩu nặng buồn thương.

+ Chiếc bóng không chỉ là trò chơi để an ủi con mà còn để cho 108 nàng vơi bớt nỗi cô đơn, thương nhớ, để nàng như vẫn thấy Trương Sinh đang nhà, quây quần đầm ấm với vợ con.

- Khi Trường Sinh trở về:

+ Bị nghi oan, bị đối xử phũ phàng song hàng không một lời bàn giận, trách cứ chồng.

+ Bằng cái chết, nàng muốn chứng minh với chồng tấm lòng trong sạch, thuỷ chung.

- Khi sống dưới thuỷ cung, Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ chồng, thương con. Nàng ứa nước mắt khi nghe Phan Lang nhắc tới gia đình.

* Luận điểm 3: Vũ Nương là người phụ nữ giàu lòng tự trọng..

- Khi mọi lời giãi bày, mọi cố gắng không thành, Vũ Nương tìm đến cái chết. Đây là một hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự. Nàng thà chết chứ không thể sống trong ô nhục.

- Khi sống dưới thuỷ cung, lòng nàng vẫn khao khát được giải oan, được phục hồi danh dự.

- Dù bị ruồng rẫy, tấm lòng nhân hậu, vị tha của nàng vẫn không thay đổi, vẫn hướng lòng mình về gia đình, quê hương.

- > Vẻ đẹp phẩm hạnh của Vũ Nương đã để lại trong lòng người đọc bao tình cảm mến yêu, trân trọng.

C) Kết bài:

- Vẻ đẹp của Vũ Nương là vẻ đẹp mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay.

- Tác giả đã bày tỏ tình cảm trân trọng, yêu mến đối với nhân vật trong khi xã hội phong kiến lại chà đạp, coi thường người phụ nữ. Với nhân vật Vũ Nương, tác giả thể hiện được nghệ thuật khắc họa nhân vật rất tài tình.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Nam Định 2022

    ĐỀ THI

    ĐỀ THI

    Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2022 ảnh 1
    Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2022 ảnh 2
    Trích dẫn đề

    Phần I: Tiếng việt (2,0 điểm)

    Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

    Câu 1. Các câu sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?

    - Nói có sách, mách có chứng,

    - Ăn ngay nói thật.

    - Nói phải củ cải cũng nghe.

    A. Phương châm về lượng.

    B. Phương châm quan hệ.

    C. Phương châm về chất.

    D. Phương châm cách thức.

    Câu 2. Những từ tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ được gọi là gì?

    A. Từ đơn.

    B. Từ ghép.

    C. Tinh thái tử.

    D. Từ láy.

    Câu 3. Trong những câu sau, câu nào sử dụng thành ngữ?

    A. Đầu lòng hai ả Tố Nga

    Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

    B. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

    Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.

    C. Bên trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

    D. Kiến bò miệng chén chưa lâu

    Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.

    Câu 4. Từ trà nào trong những trường hợp sau đây dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ?

    A. Bố đang pha trà.

    B. Trà hà thủ ô.

    C. Hết tuần trà.

    D. Ấm trà ngon.

    Câu 5. Trong các câu sau, câu nào chứa thành phần khởi ngữ?

    A. Tôi cũng giàu rồi.

    B. Lâm học giỏi môn Toán.

    C. Giàu, tôi cũng giàu rồi.

    D. Em là học sinh tiên tiến.

    Câu 6. Trong các câu sau đây, câu nào không chứa thành phần tình thái?

    A. Nhiều mây đấy, có lẽ trời sắp mưa.

    B. Trời ơi, chỉ còn năm phút.

    C. Đêm khuya, chó sủa nhiều chắc là có trộm.

    D. Hình như thu đã về.

    Câu 7. Trong hai câu thơ sau, nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

    Đất nước như vì sao

    Cứ đi lên phía trước.

    A. Liệt kê.

    B. Hoán dụ.

    C. Điệp từ.

    D. So sánh.

    Câu 8. Trong đoạn văn sau đây, tác giả dùng các phép liên kết nào?

    Một hôm tôi phàn nàn việc ấy với Bình Tự. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm...(Lão Hạc - Nam Cao)

    A. Phép lặp, phép thế.

    B. Phép nối, phép lặp.

    C. Phép thế, phép đồng nghĩa.

    D. Phép liên tưởng, phép nối.

    Phần II: Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    ...

    (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.143-144)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1 (0,5 điểm). Trong đoạn (1), sau khi ngồi bao nhiêu giờ chờ các chuyến bay, nhân vật tôi nhận ra rằng mình đã khác xưa như thế nào?

    Câu 2 (0,75 điểm), Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (2).

    Câu 3 (0,75 điểm). Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra sau khi đọc văn bản là gì? Vì sao?

    Phần III: Tập làm văn (6,0 điểm) 

    Câu 1 (1,5 điểm).

    Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu hãy viết 01 đoạn văn (khoan suy nghĩ của em về sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở.

    Câu 2 (4,5 điểm).

    Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích Làng (SGK Ng" dục Việt Nam, 2018, trích truyện ngắn Làng) của nhà văn Kim Lân.

    ĐÁP ÁN THAM KHẢO

    Phần I. Tiếng việt.

    Câu 1. C

    Câu 2. D

    Câu 3. D

    Câu 4. C

    Câu 5. C

    Câu 6. B

    Câu 7. D

    Câu 8. A

    Phần II. Đọc hiểu văn bản

    Câu 1:

    Trong đoạn (1), sau khi ngồi bao nhiêu giờ chờ các chuyến bay nhân vật tôi nhận ra mình đã khác xưa:

    - Lúc trước mơ về cảm giác được ngồi trong máy bay, giờ thấy khoảnh khắc đứng dưới đất nhìn máy bay lướt trên trời cũng rất tuyệt diệu.

    - Lúc trước mơ về những vùng đất mới, những con người mới bây giờ mừng rỡ giữa nơi xa lạ khi bắt gặp giọng nói Việt Nam thân thương.

    - Lúc trước mơ về những chuyến đi giờ mong cả những chuyến về.

    Câu 2: 

    - Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc (Hạnh phúc của tôi còn là...)

    - Tác dụng:

    + Tăng sức gợi hình gợi cảm. Tăng khả năng diễn đạt cho đoạn văn.

    + Nhấn mạnh quan niệm về hạnh phúc của tác giả, đó là hạnh phúc khi được trở về nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi ấy chính là quê hương.

    Câu 3: 

    Học sinh tự đưa ra bài học bản thân cảm thấy ý nghĩa nhất và đưa ra lí giải phù hợp.

    Gợi ý:

    - Bài học về trân quý những vẻ đẹp bình dị, đời thường.

    - Bài học về tình yêu quê hương, đất nước.

    Phần III. Tập làm văn

    Câu 1

    a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn.

    b. Yêu cầu về nội dung:

    *Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở.

    *Bàn luận

    - Giải thích: quê hương xứ sở là nơi con người sinh ra và lớn lên.

    - Sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở:

    + Khi gắn bó với quê hương đất nước bản thân mỗi con người sẽ càng thêm yêu cội nguồn từ đó biết trân trọng và yêu thương đất nước mình.

    + Gắn bó với quê hương đất nước tạo ra động lực để con người nỗ lực cống hiến, xây dựng đất nước. Trong quá trình cố gắng ấy, con người tích lũy được nhiều kiến thức để hoàn thiện bản thân hơn.

    + Gắn bó với quê hương đất nước giúp con người cảm nhận được hạnh phúc đến từ những điều giản dị xung quanh mình. Từ đó thêm yêu cuộc sống, cuộc sống cũng vì thế mà trở nên có ý nghĩa hơn.

    - Bàn luận, mở rộng:

    + Phê phán những người có tư tưởng xa rời quê hương nguồn cội.

    + Gắn bó với quê hương xứ sở nhưng vẫn luôn tiếp thu, học hỏi sự phát triển của nhân loại.

    Câu 2:

    1) Mở bài

    Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai:

    - Truyện ngắn được viết năm 1948, là một trong số những truyện ngắn xuất sắc của thời kì kháng chiến chống Pháp, với ông Hai là nhân vật chính của truyện.

    - Tình yêu làng, yêu cách mạng tha thiết của ông Hai được thể hiện một cách chân thực, chất phác và giản đơn nhưng cũng đặc biệt thiêng liêng.

    - Nhân vật ông Hai là tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân yêu nước trong thời kì kháng chiến.

    2) Thân bài

    Tình cảm, tính cách, phẩm chất của Ông Hai được tác giả diễn tả hết sức chân thật qua mỗi tình huống.

    a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:

    - Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.

    - Ở nơi tản cư:

    + Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.

    + Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông “một cách say mê và náo nức lạ thường”, khoe làng có phòng thông tin, con đường lát đá, nhà ngói san sát. Ông khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.

    ⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.

    - Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:

    + Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.

    + Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,… Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.

    b) Khi nghe tin làng theo giặc.

    - Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.

    - Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:

    + Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.

    + Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.

    + Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.

    ⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.

    c) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

    Khi ông chủ tịch làng đến thông báo tin cải chính:

    + Ông phấn khởi đem quà về cho các con

    + Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.

    + Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.

    ⇒ Sự hào hứng, hân hoan ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.

    d) Đưa ra nhận xét về nghệ thuật

    - Nhà văn Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện vô cùng đặc biệt, mỗi tình huống đều khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chân thực.

    - Ông miêu tả cụ thể diễn biến tâm lý của nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm, những hành động giàu cảm xúc.

    - Ngôn ngữ nhân vật vừa mang đặc trưng vùng miền, vừa mang đậm tính thuần phác, đôn hậu chung của người nông dân.

    3, Kết bài:

    - Đưa ra kết luận về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng:

    + Nhân vật ông Hai là một bức chân dung sống động, riêng biệt về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến: bình dị nhưng có lòng yêu làng, yêu nước chân thành, sâu nặng, cao quý.

    + Truyện ngắn Làng của Kim Lân: nội dung truyện gần gũi, đơn giản nhưng thể hiện được những ý nghĩa to lớn, sâu sắc; nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sống động.

      Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định năm 2021

      Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định năm 2021  ảnh 1
      Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định năm 2021 ảnh 2

      Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định năm 2021

      I. TIẾNG VIỆT 

      Câu 1: B

      Mong muốn là từ ghép vì hai thành tố tách ra đều có nghĩa

      Câu 2: D

      Câu văn “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” là câu đơn: Chủ ngữ: Mặt anh Vị ngữ: hớn hở như một đứa trẻ được quà

      Câu 3: C

      Xét về hình thức các câu trên được liên kết với nhau bằng phép thế. (Hắn ta thế cho Thần chết)

      Câu 4: A

      Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu tục ngữ

      Câu 5: A

      Hai biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh (Mặt trời với hòn lửa) và nhân hóa (Sóng cài then)

      Câu 6: C

      Phần in đậm trong câu trên là thành phần phụ chú nhằm giải thích thêm về Vũ Thị Thiết

      Câu 7: D

      Quan hệ ý nghĩ giữa các vế câu ghép là quan hệ tương phản

      Câu 8: B.

      Câu nói: Nói có sách mách có chứng nghĩa là: Nói đúng sự thật, có chứng cứ rõ ràng và có thể kiểm chứng được. Tôn trọng phương châm về chất.

      II. ĐỌC HIỂU

      Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

      Câu 2: 

      - Việc trích dẫn ý kiến của Kim Woo Chung: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ” – có tác dụng:

      + Làm văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.

      + Nhấn mạnh, hãy sống có ước mơ và hoài bão. Vì khi có ước mơ, con người sẽ có động lực để làm thay đổi bản thân và thế giới.

      Câu 3: Cách giải: “Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình” vì con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là dễ dàng, nó cũng không an toàn và nhẹ nhàng mà đầy chông gai thử thách, định kiến xã hội không phải lúc nào cũng đúng, cũng phù hợp với đạo đức, lẽ phải. Chúng ta cần có niềm tin vào lý tưởng, ước mơ của mình, đó là điều kiện tiên quyết để theo đuổi ước mơ và cũng là động lực để ta cố gắng mỗi lần gặp phải khó khăn trên hành trình.

      III. LÀM VĂN 

      Câu 1:

      1. Mở bài

      - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của ước mơ.

      2. Thân bài

      a. Giải thích

      - Ước mơ: là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới thành công.

      b. Bàn luận

      - Là kim chỉ nam cho mọi dự định, kế hoạch

      - Thôi thúc con người hành động, củng cố thêm niềm tin và sự kiên định.

      - Giúp con người huy động tối đa những năng lực, sở trường cũng như sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu đặt ra.

      - Làm cho cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa hơn. Khi biết ước mơ nghĩa là con người biết được mình muốn gì, cần phải làm gì và làm như nào.

      c. Chứng minh

      - Đưa ra những tấm gương về những con người có ước mơ, hoài bão: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nick Vujicic,...

      - Ước mơ, hoài bão của học sinh --> thành công

      d. Phản đề

      - Trong xã hội ngày nay bên cạnh những người có ước mơ, hoài bão cũng có những con người không có ước mơ, sống mơ hồ, không có mục đích sống.

      - Để cuộc sống trở nên ý nghĩa, để khẳng định giá trị của bản thân trong cuộc sống, mỗi người cần có ước mơ, dám ước mơ và dám biến ước mơ ấy thành hiện thực.

      3. Kết bài

      - Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

      Câu 2:

      1. Mở bài

      - Giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật và tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" Tác giả:

      + Là nhà thơ khoác áo lính và là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ.

      + Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên xung phong.

      + Nghệ thuật: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Tác phẩm: Viết năm 1969, được in trong “Vầng trăng quầng lửa”.

      - Giới thiệu về đoạn trích: ba khổ thơ cuối bài đã thể hiện tình đồng đội keo sơn, gắn bó và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính.

      2. Thân bài a. Tinh thần bất khuất và tình cảm keo sơn của những người lính

      - Từ trong mưa bom, bão đạn những chiếc xe nối đuôi nhau ra chiến trường, vượt qua núi cao vực sâu của Trường Sơn để về đây “họp thành tiểu đội”, những con người tự bốn phương chẳng quen biết nay đã trở thành bạn bè qua những cái bắt tay vội vã:

      + Hình ảnh cái nắm tay của người lính hiện lên chân thực, cảm động qua “cửa kính vỡ rồi”. Dường như ô cửa kính vỡ chăng làm người lính bận lòng, trái lại nó lại càng làm cho họ có cơ hội gần gũi nhau hơn, xóa đi mọi khoảng cách. Cửa kính bỗng trở thành nhân chứng về sự gắn bó, đoàn kết của những người lính dọc tuyến đường Trường Sơn, Qua cái bắt tay nồng ấm họ trao cho nhau tình cảm thương mến, niềm tin, hi vọng vào một tương lai chiến thắng.

      - Trong những giây phút dừng chân ngắn ngủi, họ cùng nhau: “Bếp hoàng cầm...gia đình đấy”

      + Tình đồng đội keo sơn gắn bó được thể hiện qua bữa cơm giữa rừng. Trong giây phút ấy họ chia sẻ bát cơm, chiếc đũa,... với nhau. Chính điều đó giúp họ xích lại gần nhau hơn, gắn bó với nhau như những người ruột thịt trong gia đình.

      - Tình cảm keo sơn đã tiếp sức cho các anh, nâng bước giúp các anh tiếp tục lên đường: “Võng mắc...trời xanh thêm”

      + Từ láy “chông chênh” gợi sự không chắc chắn, không vững vàng. Phải chăng đó chính là hình ảnh của con đường Trường Sơn gồ ghề bị tàn phá bởi bom đạn cùng với những chiếc võng lắc lư theo nhịp xe. Câu thơ đã cho thấy những trở ngại, khó khăn, hiểm nguy mà người lính phải đối mặt. Nhưng khí phách, ý chí chiến đấu của họ vẫn kiên định, vượt lên tất cả để họ “lại đi lại đi trời xanh thêm”.

      + Điệp từ “lại đi” lặp lại hai lần cho thấy sự chảy trôi, tiếp nối, gợi ra nhịp hành quân khẩn trương. Từ đó khẳng định tinh thần chiến đấu kiên cường, vững vàng của người lính.

      + Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” lại cho ta thấy tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm vui phơi phới cũng là niềm hi vọng vào tương lai của ngày mai chiến thắng.

      b. Ý chí chiến đấu vì miền Nam

      - Ngay trong câu thơ đầu tác giả đã tái hiện hình ảnh những chiếc xe không kính, trải qua mưa bom bão đạn chiếc xe đã hư hại và bị biến dạng. Điệp ngữ “không có” được nhắc lại 3 lần không chỉ nhấn mạnh sự thiếu thốn trần trụi của những chiếc xe mà còn tô đậm hiện thực khốc liệt của chiến trường.

      - Nhưng bom đạn chỉ có thể làm biến dạng được chiếc xe chứ không thể làm thay đổi được ý chí chiến đấu của những người chiến sĩ, xe “vẫn chạy vì miền Nam phía trước”:

      + Từ “vẫn” vang lên như một sự khẳng định đầy thách thức, hiên ngang của người lính, không gì có thể cản được sự chuyển động kì diệu của những chiếc xe.

      + Tác giả sử dụng biện pháp đối lập lấy cái “không có” để khẳng định cái “có” đó là trái tim, một trái tim đầy sức mạnh. Hình ảnh hoán dụ “trái tim” là một biểu tượng đẹp đẽ về vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người lính lái xe. Đó là trái tim cháy bỏng tình yêu nước, sôi trào ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam. Một trái tim đây tinh thần trách nhiệm. Chỉ cần trái tim ấy người lính sẽ có đủ can đảm, dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn.

      + Trái tim đó đã trở thành nhãn tự của bài, cô đúc ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính, khẳng định chân lý của thời đại: điều làm nên chiến thắng không chỉ là những phương tiện hiện đại mà quan trọng hơn là ý chí, nghị lực, niềm tin vào chính nghĩa.

      -> Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ sau, khiến ta không thể quên những thanh niên trong thời kì chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.

      c. Đặc sắc nghệ thuật

      - Sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc, giàu giá trị biểu cảm: so sánh, hoán dụ, điệp từ,...

      - Tình đồng đội keo sơn gắn bó như gia đình trong những năm tháng đấu tranh gian khổ.

      - Tinh thần, ý chí quyết tâm đánh giặc.

      3. Kết bài

      - Khẳng định lại tinh thần và ý chí chiến đấu, tình cảm gắn bó của những người lính và tài năng nghệ thuật của Phạm Tiến Duật.

      - Liên hệ với bản thân và rút ra bài học về sự cống hiến cho đất nước

      -/-

      Đọc tài liệu sẽ cập nhật đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Nam Định 2021 chính thức ngay khi kỳ thi diễn ra ngày 27/7/2021 tới đây.

      Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 các năm trước và nhé:

      Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 Nam Định môn Văn các năm trước

      Đề thi vào 10 môn Văn Nam Định năm 2020

      de-thi-tuyen-sinh-lop-10-mon-van-2020-nam-dinh-anh-1

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Nam Định

      Đề Văn tuyển sinh lớp 10 Nam Định năm 2019

      Phần II. Đọc - hiểu văn bản (2,0 điểm)

      Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

      Một ngày nọ, có một con lừa của người nông dân bị rơi xuống đáy giếng. Lừa khóc thảm thương vài giờ đồng hồ xin ông chủ cứu nó. Cuối cùng, người nông dân quyết định rằng con lừa đã quá già và cái giếng cũng cần được lấp đi, ông không cần phải cứu con lừa nữa.

      Người nông dân kêu hàng xóm của ông đến và giúp một tay. Họ cầm xẻng và bắt đầu xúc đất đổ xuống giếng. Ban đầu, con lừa biết chuyện gì xảy ra và nó bắt đầu khóc vì tuyệt vọng. Nhưng sau đó mọi người ngạc nhiên vì nó bổng trở nên im lặng.

      Một lúc sau người nông dân nhìn xuống giếng và ông ta không khỏi ngạc nhiên vì những gì đã xảy ra trước mắt. Với mỗi xẻng đất mà người ta hất xuống giếng, con lừa đã làm một việc thông minh, nó lay người để giũ cho đất và bùn rơi xuống chân và tiếp tục bước lên.

      Với mỗi xúc đất của người dân hất xuống, con lừa lại rung mình và bước một bước lên trên đống đất. Chỉ sau một lúc, mọi người đều kinh ngạc vì con lừa đã lên được miệng giếng và vui vẻ thoát ra ngoài.

      (Lược dịch từ Truyện ngụ ngôn Ê-dốp)

      Câu 1 (0,5 điểm) Con lừa trong văn bản trên bị rơi vào hoàn cảnh nào?

      Câu 2 (0,75 điểm). Vì sao khi thấy người nông dân và người hàng xóm cầm xẻng xúc đất đổ xuống giếng, ban đầu con lừa khóc nhưng sau đó nó bỗng trở nên im lặng

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Nam Định

      Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định 2018

      Phần II: Đọc - hiểu văn bản (2,0 điểm)

      Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      " Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đang được ghi nhận đó là lí do đi chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác Chu Hà tại. phần đồng đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy Để trân trọng không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thế ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước. những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào máy tính Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên tayg ngày."

      (Phạm Lữ  n – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012

      Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoại vân?

      Câu 2(1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của phép lập cấu trúc câu được sử dụng trong đoạn văn?

      Câu 3 (0,5 điểm): Theo em, tại sao "Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày."?

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề Văn thi vào lớp 10 tỉnh Nam Định năm 2018

      Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 và các năm trước được chúng tôi chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.

      Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình. Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 tại đây!

      Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
      Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
      Hủy

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM