Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu TPHCM 2018

Xuất bản: 29/05/2018 - Cập nhật: 30/05/2018 - Tác giả:

Đọc Tài Liệu xin chia sẻ đến các em gợi ý đáp án các câu trong đề thi Văn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018 - 2019 của trường Phổ thông Năng khiếu trực thuộc Đại học quốc gia TPHCM

Đề thi:

Đề thi Văn vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu TPHCM 2018

Hướng dẫn chi tiết đáp án tại đây:

CâuHướng dẫn trả lời
1

1.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài học

Cách giải: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng.

2.

Phương pháp: căn cứ bài Quan hệ từ

Cách giải: 

- Hai quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn nhưng nhận ra những ý nghĩ cay độc), mặc dầu (nom một năm ròng).

- Hai quan hệ từ đó biểu hiện ý nghĩa: khẳng định tình yêu thương, sự thấu hiểu của bé Hồng dành cho mẹ dù bà cô có rắp tâm gieo vào đầu em những ý nghĩ không tốt về mẹ em.

3.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải: 

- Từ “rất kịch” rất giống như đóng kịch, ở đây có nghĩa là rất giả dối.

- Từ này cho thấy nét tính cách của “cô tôi” là giả dối, cay độc.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải: Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” vì người phụ nữ trong cả hai tác phẩm đều đức hạnh, nhưng số phận bất hạnh.

5.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải: 

* Yêu cầu về hình thức: đoạn văn 5-7 dòng.

* Yêu cầu về nội dung Đoạn văn đảm bảo những nội dung chính sau:

- Tình mẫu tử trong nghịch cảnh là tình yêu thương của mẹ dành cho con trongnhững hoàn cảnh éo le, trong khó khăn, thử thách.

- Trong nghịch cảnh, tình mẹ được biểu hiện như sau:

+Có thể là niềm tin dành cho con trong những gian khó.

+Có thể là tình yêu thương để tiếp cho con sức mạnh.

+ Trong những tình cảnh éo le nhất mẹ có thể hi sinh cả sự sống cho con.

- Tình me luôn “bao la như biển Thái Bình dạt dào”, vì Thượng để không có mặt khắp mọi nơi nên Người sinh ra người mẹ để bao bọc, chở che, yêu thương con. Hơn tất cả, trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời, có tình mẫu tử là có nguồn sức mạnh thiêng liêng nhất, bởi cuộc đời chỉ cần được tin và được hiểu từ chính những người thân thương nhất mà thôi.

2

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải: * Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).

- Có đủ bố cục ba phần: Mở Thân, Kết.

* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng chú ý đảm bảo những ý chính sau:

1. Giải thích 

- Lựa chọn sự học là lựa chọn việc học gì làm nghề gì để có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

- Trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc lựa chọn sự học thực sự là một vấn đề cần bàn bạc kĩ lưỡng.

2. Bàn luận, chứng minh 

* Vì sao cần lựa chọn sự học 

- Khoa học nói chung có rất nhiều bộ môn, phải lựa chọn để tìm ra môn nào thích hợp nhất với khả năng, sở thích của cá nhân mình.

- Khi lựa chọn đúng đắn, bản thân người học có những động lực để theo đuổi niềm mơ ước của mình và biết vận dụng những kiến thức học được vào thực tế.

- Ngược lại, học mà không có mục đích, chỉ lựa chọn theo ý muốn của người khác, chính bản thân người học không có lí tưởng thì học cũng như không, không có tác dụng.

* Bàn luận về thực trạng lựa chọn sự học 

- Khi lựa chọn học theo đam mê, năng lực, bản thân người học tự tạo ra năng lượng đểvượt qua những thử thách trong khi học và vươn tới thành công.

- Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ trong xã hội ngày nay học theo trào lưu, phong trào, học để thỏa mãn những mơ ước của người khác.

* Nguyên nhân dẫn đến lựa chọn sự học như vậy là do: 

- Xã hội luôn có định kiến sắp xếp thứ tự vip” của từng ngành nghề, dựa vào đó, người học “nhắm mắt” chọn chứ không dựa vào năng lực, mong muốn của bản thân.

- Trường đào tạo đại học, cao đẳng quá nhiều, nhiều người chỉ cần cái danh học cao mà không cần biết học gì và học như thế nào.

- Học sinh, sinh viên ngày nay có một số lượng không nhỏ lựa chọn học tập theo ý muốn của người khác, không có chính kiến hoặc không được tự quyết định cuộc đời mình.

* Hậu quả của việc lựa chọn sự học 

- Chọn đúng thì tâmyến, cuộc sống đáng mơ ước.

- Chọn không đúng tất yếu trở nên chán nản, đi làm việc khác, không vận dụng được những điều đã học.

* Giải pháp 

- Để cho người học tự quyết định tương lai của mình.

- Chính sách phát triển giáo dục cần chặt chẽ hơn nữa để không học theo phong trào.

3. Mở rộng- liên hệ 

- Thực tế có những khi lựa chọn làm theo mơ ước nhưng không được làm đúng ngành nghề làm cho những người đi sau không dám tiếp tục lựa chọn sự học như ý mình nữa.

- Liên hệ bản thân em, em đã và đang lựa chọn sự học như thế nào?

3

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải: 

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dân chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi câu, từ chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề 

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Sự gắn bó giữa con người và quê hương.

- Dẫn câu nhận định: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”

2. Thân bài: 

2.1. Giải thích ý kiến

- “Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương”: con người không sống ở quê hương, không trực tiếp gắn bó với quê hương về mặt thể xác.

- "Không thể tách quê hương ra khỏi con người”: quê hương là bản quán, tập tính của con người, tình cảm dành cho quê hương vẫn luôn hiển hiện bên trong tâm hồn mỗi con người dù họ có rời xa quê.

=> Ý kiến khẳng định tầm quan trọng của quê hương trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của một con người. Vì “Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nội thành người” nên tình quê ấy trở thành nguồn sống nuôi dưỡng tâm hồn con người.

2.2. Chứng minh

Học sinh có thể chứng minh trong những bài đã học, đã đọc. Cụ thể có thể chọn những tác phẩm như: Làng-Kim Lân. Nói với con - Y Phương Cố hương -Lỗ Tấn, Hồi hương ngẫu thư- Hạ Tri Chương.

Học sinh chứng minh theo hai luận điểm sau: 

a. Con người có thể không được sống ở quê hương, mỗi người một lí do riêng nhưng đều không được ở nơi chôn rau cắt rốn. 

- Làng: Ông Hai đi tản cư.

- Cố hương: “tôi” xa làng đến 20 năm.

- Hồi hương ngẫu thư Hạ Tri Chương cũng xa quê từ khi còn trẻ, lúc trở về thì đã già.

b. Nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. 

- Dẫu xa cách, những con người của quê hương vẫn dành phần trang trọng nhất trong trái tim hướng đến quê hương của mình.

- Mỗi người có một cách yêu quê hương khác nhau, nhưng đều thể hiện sự gắn bó, tình cảm thiết tha dành cho nơi chôn rau cắt rốn, cho mảnh đất cha ông.

+ Ông Hai luôn nhớ về làng Chợ Dầu, dõi theo từng tin tức ở làng, tâm trạng ông biến đổi từ xấu hổ, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc cho tới hạnh phúc lúc nghe tin làng được cải chính. Cơ nghiệp lớn nhất của người nông dân - ngôi nhà, bị đốt nhẵn mà ông hạnh phúc tột cùng vì danh dự của làng quê được bảo toàn, ông lại có thể tự hào về cái làng của ông.

+ “Nói với con”: người cha bày tỏ tình yêu quê hương và niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình; đề tâm sự với chính mình và nhắc nhở con cái sau này.

+ Cố hương: “tôi” đau đáu về sự đổi thay của những con người nơi quê hương theo hướng ngày một xấu đi. Từ đó, không chỉ nói về chuyện làng quê, nhà văn đã phê phán lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân và của toàn xã hội.

+ Hạ Tri Chương con người trở về trong hoàn cảnh éo le, trở thành khách trên quê hương của chính mình nhưng có một điều không thay đổi là “hương âm vô cải” (giọng quê vẫn thế) - quê hương ăn sâu vào máu thịt - khẳng định sự son sắt, thủy chung của con người dành cho quê hương mình.

3. Kết bài.

- Tình yêu quê hương lớn hơn là tình yêu đất nước là một trong hai nguồn mạch nuôi dưỡng văn chương.

- Qua những tác phẩm trên, nuôi dưỡng cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp dành cho mảnh đất sinh thành của mình.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM