Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Phú Yên 2018

Xuất bản: 01/06/2018 - Cập nhật: 05/06/2019 - Tác giả: Giangdh

Cập nhật đề thi và đáp án tham khảo môn Văn vào lớp 10 tỉnh Phú Yên năm học 2018.

Xem thêm:

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Phú Yên 2018

Đề thi chính thức:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH PHÚ YÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn thi : Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng... Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi.

Nhưng nếu mỗi ngày, chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, nhưng thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành... Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này. Cũng như sự yêu thương là có thật.

Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người!

(Phạm Lữ  Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,
NXB Hội nhà văn, 2016, tr. 184 - 185)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

b) Hai câu “Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này" được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? (0,5 điểm)
c) Theo tác giả, vì sao "khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi"? (1,0 điểm)

d) Em có đồng tình với quan điểm: “Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chủng ta mọi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đáy tay rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người?" Vì sao? (1,0 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) về chủ đề: điều kì diệu của sự sẻ chia.

Câu 3. (4,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chúng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

(Trích Sang thu - Hữu Thỉnh
Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr.70)

Đáp án gợi ý:

Câu 1:

a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

b. Phép liên kết: phép nối, cụ thể là phéo nối sử dụng kết từ "Và")

c.

Câu 2:

Câu 3: 

A. Mở bài:

- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca

- Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ: Nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

B. Thân bài.

Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.

a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:

+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

+ Từ “phả”: Động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.

+ Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

b. Cảm xúc của nhà thơ:

+ Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:

+ Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản

–>gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu.

+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.

+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:

“Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.”

C. KẾT BÀI

-Hữu Thỉnh đã vẽ nên một bưc tranh thu tươi đẹp với nhiều cảm xúc tinh tế.

- Hai đoạn thơ là bức tranh tuyệt mỹ được tác giả vẽ nên bằng sự rung động tinh vi của trái tim người nghệ sĩ.

Tham khảo thêm bài văn mẫu: Phân tích hai khổ thơ đầu trong bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM