Xem thêm: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Quảng Ngãi
Đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Quảng Ngãi 2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018-2019 Ngày thi: 05/6/2018 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút |
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.
(Theo Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch: Huế Phượng, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr.67-68)
Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
Câu 2. (1.0 điểm) Tìm một phép liên kết câu, xác định từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. (1,5 điểm) Trong đoạn trích trên, em hãy chọn một ý kiến và lí giải vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đó.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi.
Câu 2. (5,0 điểm)
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(Trích)
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom..
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xẻ không khí, lao và rít vô hình trên đầu.
(Lê Minh Khuê, theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2017, tr. 117-118)
Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên. Từ đó lí giải ngắn gọn vì sao chuyện kể về những cô gái thanh niên xung phong được đặt tên là Những ngôi sao xa xôi.
---HẾT---
>>Tham khảo thêm: Đề thi thử môn Văn vào 10 Quảng Ngãi
Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Quảng Ngãi 2018
I. Đọc hiểu
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
Câu 2.
- Phép liên kết câu là phép lặp ở câu 1 và 2 : từ ngữ lặp "học hỏi".
- Phép nối ở câu 3, 4 với từ "và".
Tác dụng: Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn với nhau.
Câu 3. Các em có thể lựa chọn các ý sau để phân tích:
- Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi.
- Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn.
- Càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận
- Học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.
II. Làm văn
Câu 1:
Có thể tham khảo những ý sau đây về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi:
- Học hỏi là gì?
Học hỏi là quá trình bạn tìm kiếm, khám phá những tri thức mới, đặt ra những thắc mắc và tìm sự hỗ trợ hoặc tự mình tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc ấy. Không ngừng học hỏi là con đường dẫn đến thành công
- Tại sao lại cần phải học hỏi?
+ Học tập sẽ chuẩn bị hành trang thay đổi cuộc đời
+ Học hỏi giúp xây nên thứ vũ khí hủy diệt
+ Là cách để ta luôn luôn theo kịp được với thời đại.
+ Học hỏi để nâng cao hình tượng trong mắt người khác
+ Học hỏi giúp ta liên hệ đến nhiều thứ, từ đó biết thêm nhiều điều khác nữa.
- Ý nghĩa của việc học hỏi:
+Mở rộng hiểu biết bản thân, giúp bạn tự tin về mọi mặt trong cuộc sống.
+ Học hỏi sẽ giúp tâm hồn rộng mờ, bắp kịp xu thế của thời đại.
+ Dễ dàng đạt được sự thành công.
- Nếu không học hỏi, nâng cao bản thân, con người sẽ tụt hậu. Mỗi cá nhân tụt hậu sẽ kéo theo sự thoái hóa về nhiều mặt trong xã hội.
- Các nguồn để học hỏi: sách vở, từ những người thân, bạn bè, thầy cô, từ trải nghiệm của cá nhân mình,
- Phê phán những người lười biếng, tự cao, tự mãn với bản thân.
- Liên hệ bản thân: Em đã không ngừng học hỏi hay chưa? Hãy chia sẻ đôi điều về bản thân mình trong chủ đề trên? Phương pháp phân tích, tổng hợp.
=>Tóm tại, học hỏi là quá trình giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về cuộc đời, và nhờ học hỏi, bạn sẽ hiểu rõ được bản chất ở những vấn đề mà bạn tiếp cận, rút ra được đâu là điều nên làm, đâu là điều không nên làm, điều nào là tốt, điều nào là xấu,....
Câu 2: Tham khảo dàn ý
I. Mở bài: giới thiệu về nhân vật Phương Định
- Lê Minh Khuê là một nhà thơ nổi tiếng về các tác phẩm ngắn, các tác phẩm của bà luôn mang một vẻ tươi sáng, một niềm mong ước tươi đẹp. Các tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh khuê như: Cao điểm mùa hạ, Đoạn kết, Một chiều xa thành phố, Tôi đã không quên, Bi kịch nhỏ, Trong làn gió heo may, Màu xanh man trá, Những dòng sông, Buổi chiều, Cơn mưa, Một mình qua đường, Những ngôi sao, Trái đất, Dòng, Nhiệt đới gió mùa,….
- Trong những tác phẩm của bà, có một tác phẩm tôi rất thích đó là Những ngôi sao xa xôi và nhân vật Trương Định là một hình tượng của cả truyện.
II. Thân bài: Thuyết minh về nhân vật Trương Định
1. Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi:
- Tác phẩm nói về 3 cô thanh niên xung phong
- Nhiệm vụ của các cô là phá bom trong thời kì chống Mỹ
- Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời
- Nêu cao tình thần đồng đội và yêu nước
2. Nhân vật Phương Định trong truyện:
a. Trước khi đi làm nhiệm vụ:
- Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất
- Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát
- Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẩn vơ
b. Khi vào quân ngũ:
- Cô làm quen với quân ngũ và sự căng thẳng hằng ngày
- Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách
- Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn
- Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không
c. Tình cảm của cô đối với đồng đội:
- Cô yêu thương Nho
- Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao
- Cô chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo
- Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa
- Một người sống tình cảm
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định: Phương Định, một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ tổ quốc với sự lạc quan, yêu đời.
Xem ngay: Đáp án đề thi Toán vào lớp 10 tỉnh Quảng Ngãi 2018