Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) sáng nay đã tiến hành kì thi tuyển sinh với bài thi môn Ngữ văn (vòng 1) dành cho tất cả các thí sinh.
Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi và đáp án tham khảo:
Đề thi Văn vào 10 THPT chuyên KHTN 2023
Đáp án Đề thi Văn vào 10 THPT chuyên KHTN 2023
Câu I.
1. Trắc nghiệm
1. D
2. A
3. D
4. A
2. Tiếng Việt
Cách giải:
a. Thể thơ lục bát.
b.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ (Một....chẳng...) và liệt kê.
- Hiệu quả: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống chan hòa, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
c.
Học sinh nêu lên suy nghĩ của bản thân, có lý giải.
Gợi ý: Hai câu thơ cuối gợi cho em suy nghĩ về: cá nhân phải gắn kết với cộng đồng/ cá nhân không thể tách biệt khỏi cộng đồng.
Vì mỗi cá nhân là một phần, mắt xích của cộng đồng, xã hội. Nếu tồn tại riêng lẻ sẽ mờ nhạt, nhỏ yếu, thậm chí vô nghĩa, vô ích, vô giá trị. Nếu gắn kết với cộng đồng sẽ nhân lên sức mạnh của cộng đồng và cũng nhân lên sức mạnh của bản thân mình.
-> Vì vậy, mỗi người phải biết sống gắn bó, đoàn kết với cộng động. Có như vậy làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, mới có được cuộc sống có ý nghĩa.
Câu II.
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu nhận định.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của lẽ sống cống hiến
2. Giải thích
- “Thà làm một bông sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông” nhận định có thể hiểu là: sống hết mình cho những đam mê, lí tưởng sống rồi lụi tàn còn hơn sống mờ nhạt như búp nụ kia dù đẹp nhưng chẳng thể mang đến một ý nghĩa thiết thực.
- Sống cống hiến là tự nguyện danh hiến công sức của mình, đóng góp sức mình cho cộng đồng, xã hội.
=> Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim...
3. Bàn luận về vấn đề nghị luận
- Ý nghĩa của lối sống cống hiến:
+ Những người sống cống hiến sẽ đem đến những quả ngọt đến cho những người xung quanh, rộng ra là cho toàn xã hội.
+ Người sống cống hiến sẽ lan tỏa những điều đẹp đẽ đó đến những người xung quanh.
+ Người sống cống hiến sẽ giúp đỡ được nhiều người có hoàn cảnh khó khăn.
+ Người sống cống hiến sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng.
+....
- Dẫn chứng: Những chiến sĩ thầm lặng cống hiến cho cuộc sống tươi đẹp hơn, Đội ngũ y Bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch COVID-19,....
- Bên cạnh đó có 1 bộ phận thanh niên chưa xác định được tinh thần cống hiến, còn ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình.
4. Tổng kết: Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối
Câu IIIa:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhận định: Bài thơ “Đồng chí” đã khắc họa chân thực mà giản dị về tình đồng chí, đồng đội của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
- Giới thiệu nội dung cần phân tích
2. Thân bài
Bài thơ “Đồng chí” đã khắc họa chân thực mà giản dị về tình đồng chí, đồng đội của những người linh thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
- Đây là nhận định hoàn toàn chính xác.
- Nhận định đã khẳng định bài thơ là bài ca về tình đồng chí, đồng đội gắn bó, sâu sắc trong thời kì kháng chiến đầy gian khổ.
2.1 Biểu hiện của tình đồng chí:
* Là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:
- Nhân vật trữ tình nói về nỗi lòng của đồng đội mà như đang bộc bạch nỗi lòng của chính mình.
- Thấu hiểu:
+ Cảnh ngộ, nỗi bận lòng về hậu phương.
+ Ý chí lên đường, tình cảm cách mạng mãnh liệt. Khi cần họ biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì dân tộc. Họ bỏ lại ruộng vườn, ngôi nhà – là những tài sản quý giá để vào lính. Từ “mặc kệ” đã nói lên khoát ấy.
+ Nỗi nhớ quê nhà đau đáu trong tâm hồn người lính.
=> Người lính mạnh mẽ nhưng không vô tâm; quyết liệt, ý chí nhưng không hề lạnh lùng. Từng giây, từng phút họ đang phải vượt lên mình, tự nén lại những yêu thương, nhung nhớ để cống hiến trọn vẹn cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.
* Là sự đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời người lính:
- Đó là những cơn sốt rét rừng đã từng cướp đi bao sinh mạng, từng là nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc đời người lính. Cách nói “anh với tôi” một lần nữa cho thấy câu thơ không chỉ tả hình ảnh người lính bị cơn sốt rét rừng hành hạ mà còn gợi tình 1 cảm đồng chí, đồng đội khi gian khổ đến cùng cực “sốt run người” vẫn quan tâm, lo lắng cho nhau.
- Đó còn là cái hiện thực thiếu thốn, khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính. Họ đã sống trong hoàn cảnh nghèo nàn về vật chất: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men...nhưng họ vượt lên tất cả nhờ sức mạnh của tình đồng chí.
- Đó còn là những khắc nghiệt của khí hậu núi rừng -> họ vượt lên nhờ tinh thần lạc quan cách mạng, sự ấm áp của tình đồng chí.
* Là niềm yêu thương, gắn bó sâu nặng họ dành cho nhau.
- Hình ảnh “tay nắm bàn tay”:
+ Chất chứa bao yêu thương trìu mến.
+ Sẵn lòng chia sẻ khó khăn.
+ Chứa đựng cả những khao khát bên người thân yêu.
=> Chính tình đồng chí chân thành, cảm động và sâu sắc đã nâng đỡ bước chân người lính và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu.
2.2. Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:
* Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt:
- Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo.
- Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu. Trước mắt họ là cả những mất mát, hi sinh không thể tránh khỏi.
-> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng.
-> Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”.
=> Nhở tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi.
* Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:
- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu. Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:
+ Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ − chất thi sĩ
+ Gợi vẻ đẹp của tỉnh đồng chí sáng trong, sâu sắc. Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.
+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh.
+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.
3. Kết bài
- Nội dung: Bài thơ thể hiện chân thực, cảm động một tỉnh cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp.
- Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.
Câu IIIb.
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và vấn đề phân tích.
- Giới thiệu nhận định: Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật ông Hai – một người nông dân có tình yêu làng quê, tình yêu nước sâu sắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
2. Thân bài
- Nhận định trên là hoàn toàn chính xác.
- Nhận định đã nhấn mạnh vào tình yêu làng, yêu nước tha thiết của ông Hai trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đồng thời cũng cho thấy sự chuyển biến trong tình yêu nước của người nông dân.
a. Tình yêu làng của nhân vật ông Hai
* Niềm tự hào, sự kiêu hãnh về làng của mình
- Dù đã rời làng nhưng ông Hai dường như vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, ông lại nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
+ Lo lắng và lúc nào cũng nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”
* Tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu đi theo giặc
- Lúc này đây thì cổ ông nghẹn lại, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông Hai dường như cũng không tin nên hỏi lại.
- Ông Hai thật cảm thấy quá xấu hổ nên đã chép miệng, và đánh trống lảng đi “Hà, nắng gớm, về nào...” thế rồi ông cứ rồi cúi mặt mà đi.
- Cho đến khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Người đọc như nhận thấy được cũng chính tối hôm đó thì trằn trọc mà không sao ngủ được khi biết làng chợ Dầu theo Tây.
- Ông Hai lúc này đây dường như cứ nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi nước mắt cứ chan chứa.
- Ông Hai khi đã điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông dường như càng lại không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy
- Nhân vật ông Hai sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bị và đồng thời cũng không chứa chấp Việt gian.
* Tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:
- Mặt ông Hai lúc này đây lại như cứ vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
- Thế rồi khi về nhà, ông chia quả cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
- Nhân vật ông Hai qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
=> Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. chính là một nhân vật điển hình cho sự chuyển biến đầy ý nghĩa này.
b. Tình yêu nước mạnh mẽ trong nhân vật ông Hai
- Người đọc như cũng nhận thấy được chính tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
- Các chi tiết trong truyện đã nêu chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật khi nghe được tin làng theo Tây được cái chính là “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
Đề thi Văn vào 10 THPT chuyên KHTN 2022
Đề thi Văn vào 10 THPT chuyên KHTN 2021
Đáp án đề thi Văn vào 10 THPT chuyên KHTN 2021
A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I:
1. Trắc nghiệm:
a. B
b. A
c. B
d. A
2. Tiếng Việt
- Biện pháp tu từ so sánh: "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè".
- Biện pháp nhân hóa: "soi", "tóc".
- Biện pháp ẩn dụ: "nước gương trong".
-> Tác dụng:
- Các biện pháp tu từ đã thổi hồn vào sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sống động, như một sinh thể có hồn.
- Hình ảnh hàng tre yểu điệu giống như một cô thiếu nữ.
- Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.
--> Gợi lên tình yêu quê hương, đất nước: nhà thơ như hòa mình cùng với nắng, với dòng sông quê hương, soi chiếu chính mình trong dòng sông quê hương.
Câu II:
I. Mở bài:
- Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: ý chí nghị lực sống của con người.
- Không một tài năng vĩ đại nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ.
II. Thân bài:
* Giải thích khái niệm, câu nói
- Ý chí là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.
- Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.
-> Khẳng định câu nói của Ban – dắc: Không một tài năng vĩ đại nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ là hoàn toàn đúng đắn.
* Biểu hiện
- Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Dẫn chứng: Nguyễn Sơn Lâm...
- Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.
* Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực
- Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate,...
- Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống
- Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn
- Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.
- Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.
* Bình luận, mở rộng
- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực:
+ Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.
->Lối sống cần lên án gay gắt.
* Bài học nhận thức và hành động
- Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.
- Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã
- Rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống
- Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.
- Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.
III. Kết đoạn:
- Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống
- Khẳng định câu nói của Ban – dắc là hoàn toàn đúng đắn.
- Liên hệ bản thân
B. PHẦN TỰ CHỌN
Câu III.A
1. Mở đoạn
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Ước nguyện được cống hiến cho đời của tác giả
- Vị trí: Thuộc khổ 4 và 5 của bài Mùa xuân nho nhỏ.
2. Thân đoạn
a. Khổ thơ thứ 4
- Ước muốn của tác giả: trở thành con chim, làm cành hoa: những thứ giản dị mà đẹp đẽ tô điểm cho cuộc đời một cách thầm lặng mà ý nghĩa.
- Điệp cấu trúc câu: “Ta làm...” nhấn mạnh khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
- Muốn mang đến cho cuộc đời những giai điệu đẹp đẽ, ý nghĩa. Trong bản nhạc rộn rã của cuộc đời, tác giả chỉ muốn làm một nốt trầm nhưng cũng đủ làm xao xuyến lòng người.
- Thể hiện sự khiêm tốn.
– Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu. Hình ảnh nhuẫn nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào.
b. Khổ thơ thứ 5
- Khao khát cống hiến của tác giả: muốn được dâng hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước xuyên suốt cuộc đời của mình dù là khi đang trong độ tuổi hai mươi thanh xuân tươi đẹp hay khi mái tóc đã bạc trắng.
- “Lặng lẽ”: sự cống hiến trong âm thầm, yên lặng nhưng nồng nhiệt, hết mình, không phô trương.
- Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
– Bốn câu thơ thể hiện tình yêu thương, một lời hứa, một lời tự nhủ với bản thân sẽ sống hết mình và cống hiến nhiệt tình cho tổ quốc mến yêu bằng cả cuộc đời mình - Một mùa xuân nho nhỏ.
3. Kết đoạn
Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích và tác phẩm.
Câu III. B
1. Mở đoạn
- Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích và tâm lí của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom.
2. Thân đoạn:
Giới thiệu nội dung đoạn trích và nêu cảm nhận chung về tâm lý của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom.
- Tâm lí của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom:
+ Không gian xung quanh: Vắng lặng đến phát sợ khói đen vật vờ từng cụm mây bay ầm ầm ở xa...Câu ngắn gợi hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.
+ Mặc Phương Định đã ” quen rồi”. Mỗi ngày phá bom 5 lần ngày nào ít thì 3 lần, nhưng khi đến gần quả bom vẫn thấy sợ.
--> Lòng tự trọng khiến cô vượt lên trên nỗi sợ hãi” cảm thấy ánh mắt chiến sĩ đang dõi theo
mình tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom. Khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”.
--> Cảm giác rất chân thực Phương Định sẵn sàng đối mặt với công việc một cách tự tin đầy kiêu hãnh.
- Khi thực hiện các thao tác phá bom.
+ Mọi công việc cô làm được miêu tả hết sức tỉ mỉ chân thực cụ thể mọi cảm giác của Phương Định trở lên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng một dấu hiệu chẳng lành”.
+ Kề bên cái chết im lìm bất ngờ hiểm nguy có thể đến ngay tức khắc cô đã cảm nhận chính xác trong từng thao tác chạy đua với thời gian vượt qua thần chết: Đào đất đặt gói thuốc mình bên cạnh quả bom dòng dây cháy chậm châm ngòi trở về chỗ ẩn nấp.
- Lúc chờ quả bom nổ: Cảm giác căng thẳng chờ đợi đến nghẹt thở cô nghe thấy các tiếng tích tắc của đồng hồ đo nên những con số vĩnh cửu, cổ có nghĩ đến một cái chết nhưng mờ nhạt điều quan trọng với cô là liệu mìn có nổ không, bom có nổ không, không thì làm thế nào để châm mìn lẫn hai.
--> Đó là lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm cao, luôn hoàn thành trách nhiệm tốt dù có phải hi sinh suy nghĩ ấy đã truyền cho người đọc cảm xúc yêu quý khâm phục, trân trọng Phương Định nói riêng và các cô gái Thanh niên xung phong nói chung, khao khát chữa lành những vết thương chiến tranh để thông đường cho ô tô vượt Trường Sơn tiến thẳng vào Miền Nam đánh Mĩ.
- Khi bom nổ: “Một thứ tiếng kì quái đến văng óc” ngực tôi nhức, mắt cay mãi mới mở ra được, mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo” Cô và đồng đội đã chiến thắng mảnh bom xe không khí lao và rít vô hình trên đầu trong trận phá bom ấy, một đồng đội của cô là Nho đã bị thương chứng tỏ sự mất mát hi sinh các cô phải gánh chịu nhưng trên hết các cô nói chung và Phương Định nói riêng thật gan góc kiên cường đầy bản lĩnh.
->Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật - tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính...
3. Kết đoạn
- Nếu đánh giá, cảm nhận của em về tâm lý của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom.
- Liên hệ vai trò của tuổi trẻ hiện nay trong việc bảo vệ đất nước.
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn vòng 1 năm 2021 của trường chuyên KHTN và một số thông tin về kỳ thi vào lớp 10 được Đọc Tài Liệu chia sẻ.
Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.