Đề thi chính thức
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: NGỮ VĂN |
ĐỀ THI CHÍNH THỨC | Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơnKhoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
***
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên...
Tp. Hồ Chí Minh 1980 – 1982
(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em,
Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.
Câu 4.
Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2 (3.0 điểm)
Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.
------------------------ Hết ------------------------
Đáp Án Tham Khảo
Đáp án đang được chúng tôi cập nhật, theo dõi liên tục tại link này Đáp án đề thi Văn - THPT Quốc Gia 2018
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1: Thể thơ tự do.
Câu 2: Các yếu tố thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước được tác giả nhắc đến là: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng đại ngàn, phù sa, sông, bể (biển).
Câu 3:
Câu hỏi tu từ:
+ Còn mặt đất hôm nay em nghĩ thế nào?
+ Lòng đất giàu mặt đất cứ nghèo sao?
Hiệu quả của câu hỏi tu từ trong đoạn trích: thể hiện nỗi day dứt của một thường dân khi mà rõ ràng tiềm lực tự nhiên của đất nước là rất lớn nhưng cuộc sống con người lại vẫn khó khăn, nghèo khổ, nhắc nhở ta về sự đối lập giữa cuộc sống hiện tại nghèo khó và sự giàu có của tài nguyên đất nước. Qua đó cũng là sự trăn trở của tác giả về việc đánh thức tiềm lực quốc gia và khai thác có hiệu quả những nguồn lực đó.
Câu 4: Quan điểm đó vẫn còn phù hợp với thực tiễn ngày nay vì:
Thực tế cho thấy, đất nước ta có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú với trữ lượng lớn song chúng ta mới chỉ khai thác và tận dụng được một phần nhỏ trong đó, mà sự khai thác đó còn chưa đúng cách, chưa đi kèm theo sự bảo vệ giữ gìn khiến cho nguồn tài nguyên đất nước trở nên hoang phí và ngày càng cạn kiệt. Trong khi tiềm lực thực sự của đất nước còn rất phong phú, rất cần sự đánh thức một cách khoa học và bền vững.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1. Tham khảo dàn ý sau đây:
- Giải thích vấn đề:
+ “Tiềm lực đất nước” là gì: tiềm lực tự nhiên, tiềm lực con người (truyền thống, lịch sử, văn hoá, trí tuệ, thể chất…)
+ Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước là gì?
- Từ đó khẳng định, sứ mệnh của mỗi cá nhân là phải góp phần đánh thức những tiềm năng, tiềm lực của đất nước để góp phần cho đất nước ngày càng phát triển.
+ Tiềm năng mới chỉ ở dạng thức tiềm tàng, chưa được hiện thực hoá, chưa trực tiếp góp phần vào sự phát triển. Do đó, phải biết cách đánh thức các tiềm năng ấy.
+ Làm thế nào để đánh thức các tiềm năng đất nước: trước hết phải hiểu rõ những tiềm năng ta có, những thế mạnh về thiên nhiên, về con người trong bối cảnh của hội nhập và phát triển hiện nay. Từ đó, có những giải pháp, hành động cụ thể để khai thác, sử dụng hợp lý các tiềm năng đất nước.
+ Đánh thức tiềm năng đất nước là sứ mệnh chung của mỗi người Việt Nam yêu nước.
- Bàn luận mở rộng:
+ Nhiều nguồn tài nguyên đất nước đang bị khai thác đến cạn kiệt mà chưa mang lại hiệu quả cao, ổn định, lâu dài cho nền kinh tế. Trong khi, những tiềm lực khác của đất nước, nhất là tiềm lực con người, nguồn chất xám, trí tuệ của người Việt lại đang bị lãng phí, bị “chảy máu”.
+ Trong bối cảnh hiện tại, tiềm năng, nguồn lực con người mới chính là nguồn sức mạnh giúp phát triển đất nước.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Biết sử dụng tiết kiệm tài nguyên, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên quý giá để phát triển bền vững, đồng thời mỗi người cần nỗ lực học tập, rèn luyện để cống hiến cho đất nước.
+ Đánh thức tiềm năng đất nước là sứ mệnh chung của mỗi người Việt Nam yêu nước.
Câu 2: Vấn đề nghị luận Sự đối lập giữa cảnh đẹp ngoài biển và cuộc sống người dân trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa", liên hệ cuộc sống phố huyện và con tàu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”.
Dàn ý tham khảo 1:
1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
+ Nguyễn Minh Châu là một nhà văn quân đội, ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn. Từ sau 1975, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thể sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
“Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến của thi sĩ.
+ Thạch Lam là một cây bút tài hoa xuất sắc của văn học Việt Nam, là nhà văn lãng mạn thuộc thành viên của nhóm “tự lực văn đoàn” nhưng văn của Thạch Lam lại nghiêng về cuộc sống cơ cực, bế tắc, vất vả của những người nông dân, tiểu tư sản, thị dân nghèo.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống, bức tranh tâm trạng của con người.
2. Thân bài: Phân tích
- Sự đối lập giữa cảnh đẹp ngoài biển và cuộc sống người dân
+ Thiên nhiên chính là khoảnh khắc tuyệt mĩ của tạo hóa: là cảnh “đắt” trời cho (sương mù trắng như sữa, chút hồng mặt trời chiếu vào, vài bóng người...) được nhìn qua tấm lưới hiện lên vô cùng đẹp, cảnh sắt hoàn mĩ, đơn giản nhưng toàn bích.
+ Nguyễn MinhChâu đã biến nghệ thuật nhiếp ảnh thành nghệ thuật ngôn từ khiến cho người đọc tưởng tượng ra điều kì diệu của tự nhiên.
+ Cuộc sống người dân xoay quanh cảnh bạo lực gia đình: lão đàn ông thổ kệch đánh người đàn bà xấu xí, cam chịu, thằng con trai lao vào đánh bố, khóc lóc -> Mâu thuẫn, xung đột, là sự lặp đi lặp lại, phi đạo đức ->Cái ác chà đạp lên cái yếu.
+ Trước khi là người nghệ sĩ ghi lại cái đẹp thì phải là người có đạo đức, bảo vệ được những người yếu đuối.
- Cuộc sống phố huyện và con tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ:
+ Khung cảnh của bức tranh thiên nhiên phổ huyện mang những vẻ đẹp mộc mạc, chứa chan nhiều giá trị trong cuộc sống, khiến cảnh vật trở nên gần gũi, nhưng cũng mang nhiều ý nghĩa, giá trị cho toàn bộ tác phẩm, chứa xúc cảm của không gian đời thực, không gian đó nhẹ nhàng, cảnh sắc mang những giá trị phản ánh hiện thực sâu sắc.
+ Cảnh bức tranh phố huyện nghèo, tiêu điều, xơ xác, đó là những hiện thực xã hội, mang ý nghĩa phản ánh cuộc sống của toàn bộ xã hội lúc bấy giờ, làm cho không gian chứa chan những cảm xúc, tình cảm và nói lên không gian cuộc sống của con người.
+ Bức tranh thiên nhiên bao gồm cả hình ảnh con người, con người lom khom, dưới sự tiêu điều của khung cảnh, thiên nhiên, nhẹ nhàng trong cuộc sống, của con người nơi đây.
+ Bức tranh thiên nhiên gợi lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc, đó là tình cảm và mong ước có cuộc sống mới.
+ Chuyến tàu xuất hiện một cách chớp nhoáng trong sự chờ đợi, cố gắng của người dân phố huyện, khơi lại trong chị em Liên và An những ngày tháng tươi đẹp. Ước mơ, nhu cầu, khát khao muốn thoát ra khỏi cuộc sống buồn chán hiện thực, sống tại một thế giới mới, tươi đẹp đầy ánh sáng.
- Cuộc sống phố huyện và con tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ
+ Khung cảnh của bức tranh thiên nhiên phố huyện mang những vẻ đẹp mộc mạc, chứa chan nhiều giá trị trong cuộc sống, khiến cảnh vật trở nên gần gũi, nhưng cũng mang nhiều ý nghĩa, giá trị cho toàn bộ tác phẩm, chứa xúc cảm của không gian đời thực, không gian đó nhẹ nhàng, cảnh sắc mang những giá trị phản ánh hiện thực sâu sắc.
+ Cảnh bức tranh phố huyện nghèo, tiêu điều, xơ xác, đó là những hiện thực xã hội, mang ý nghĩa phản ánh cuộc sống của toàn bộ xã hội lúc bấy giờ, làm cho không gian chứa chan những cảm xúc, tình cảm và nói lên không gian cuộc sống của con người.
+ Bức tranh thiên nhiên bao gồm cả hình ảnh con người, con người lom khom, dưới sự tiêu điều của khung cảnh, thiên nhiên, nhẹ nhàng trong cuộc sống, của con người nơi đây.
+ Bức tranh thiên nhiên gợi lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc, đó là tình cảm và mong ước có cuộc sống mới.
+ Chuyến tàu xuất hiện một cách chớp nhoáng trong sự chờ đợi, cố gắng của người dân phố huyện, khơi lại trong chị em Liên và An những ngày tháng tươi đẹp. Ước mơ, nhu cầu, khát khao muốn thoát ra khỏi cuộc sống buồn chán hiện thực, sống tại một thế giới mới, tươi đẹp đầy ánh sáng.
3. Kết bài: Cái nhìn hiện thực
+ Cảm thông thấu hiểu, xót thương cho số phận của những con người rất dễ bị lãng quên. Cuộc sống cơ cực, nghèo đói, tăm tối bế tắc, ước mơ tàn lụi.
+ Trân trọng, ngợi ca những điều tốt đẹp: là tình thương con, nhẫn nhục chịu đựng của người đàn bà làng chài. Ước mơ bé nhỏ, khát khao sống
+ Văn học là nhân học.
Dàn ý tham khảo 2:
* Mở bài
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Giới thiệu sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài, liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (truyện “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam) để thấy cách nhìn hiện thực của hai tác giả.
* Thân bài
- Sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài:
+ Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa - một vẻ đẹp tuyệt mĩ, một “cảnh đắt trời cho”: mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ vẻ đẹp đơn giản, toàn bích khiến Phùng xúc động, hạnh phúc vô ngần.
+ Cảnh bạo lực của gia đình hàng chài: hai con người xấu xí, thô kệch bước ra từ chiếc thuyền khi nó tiến vào bờ; người đàn ông dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, người đàn bà chỉ cam chịu nhẫn nhục; thằng Phác - đứa con trai, đã lao đến giật thắt lưng đánh bố bảo vệ mẹ và bị người đàn ông “thẳng cánh” cho hai cái tát; người mẹ ôm đứa con và khóc.
=> Đó là sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, giữa cái bề ngoài và bản chất bên trong của hiện thực cuộc sống.
- Sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu:
+ Cảnh phố huyện lúc đêm khuya: bóng tối, sự tịch mịch ngự trị “đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối”, “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhàm các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Trong khung cảnh ngập tràn bóng tối ấy, những cư dân phố huyện hiện ra nhỏ bé, leo lét, nhọc nhằn giữa cuộc mưu sinh.
+ Hình ảnh đoàn tàu: là một thế giới hoàn toàn khác chứa đầy ánh sáng “các toa đèn sáng trưng…”, âm thanh “tiếng xe rít mạnh vào ghi”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ…”
=> Đó là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, giữa tĩnh lặng và sống động, giữa u buồn và vui vẻ huyên náo... qua đó thể hiện nổi bật sự đối lập giữa hiện thực và ước mơ, càng tô đậm thêm cho cuộc sống nghèo khổ, tăm tối của những kiếp người phố huyện.
- Nhận xét cách nhìn hiện thực của hai tác giả:
+ Giống nhau: Cả hai nhà văn đều có cái nhìn hiện thực một cách đa diện, nhiều chiều, trong các mối tương quan đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, giữa bóng tối và ánh sáng để thấy bề sâu của bức tranh hiện thực cuộc sống. Từ cái nhìn sâu sắc đó, người đọc thấy được tấm lòng nhân đạo của các nhà văn.
+ Khác nhau:
Nguyễn Minh Châu: Hiện thực cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều bộn bề, đằng sau cái đẹp vẫn có thể là cái xấu, cái ác. Người nghệ sĩ đừng chỉ nhìn đời từ xa mà phải gắn bó với cuộc đời để có cái nhìn sâu sắc, thấu hiểu để có thể phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp.
Thạch Lam: Trước hiện thực cuộc sống tù túng, quẩn quanh, bế tắc, con người luôn hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn. Qua cái nhìn đó, nhà văn thể hiện niềm tin vào con người: dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào, con người cũng luôn có khát khao hướng tới nhiều gì tốt đẹp.
Tham khảo 2 bài văn mẫu:
* Phân tích hình ảnh đoàn tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
* Phân tích vẻ đẹp hình ảnh Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu