Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang 2024 - 2025 có đáp án

Xuất bản: 03/06/2024 - Tác giả:

Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang 2024 - 2025 có đáp án, chi tiết các câu hỏi trong đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn qua các năm chính thức của tỉnh Bắc Giang

Đọc Tài Liệu xin gửi tới các em đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Bắc Giang năm 2024 kèm đáp án chi tiết. Các em hãy tham khảo đề cập nhật mới nhất bên dưới!

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2024

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Bắc Giang sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Bắc Giang các năm gần nhất bên dưới:

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Câu 1

a.,

Theo tác giả, con người tự thuở sơ khai đã khát khao vượt qua

- Vượt qua giới hạn đường chân trời, con người chinh phục đại dương, khám phá ra những lục địa mới

- Vượt qua giới hạn sức hút của Trái Đất, loài người tiếp tục nuôi giấc mơ chinh phục không gian

b,

Thành phần trạng ngữ chỉ thời gian: tự thuở sơ khai

c,

Xét theo mục đích nói, câu trên thuộc kiểu câu trần thuật

d,

- Biện pháp tu từ liệt kê: “là biết đến những tình huống ngặt nghèo, những giới hạn, thành động lực để vượt qua”; “là cao hơn xa hơn nhanh hơn”; “là vượt thoát đói nghèo vươn lên khá giả”; “là khao khát khám phá những điều chưa biết, chưa gọi được tên"

- Tác dụng: cho thấy những khía cạnh khác biệt giữa con người với muôn loài

e,

Theo em, người can đảm là: người gan dạ, dũng cảm, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, không ngại khó khăn thử thách để đạt được mục tiêu của bản thân.

f,

Những hành động thể hiện lòng can đảm:

+ Dám nhận lỗi khi bản thân mắc sai lầm

+Xông pha cứu người mắc kẹt trong đám cháy

+ Cố gắng nỗ lực hết sức để đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc

Câu 2.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữa, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được suy nghĩ của em về sự nỗ lực trong cuộc sống

Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi

1. Giới thiệu vấn đề: Sự nỗ lực trong cuộc sống

2. Bàn luận: Sự nỗ lực trong cuộc sống

a. Giải thích

- Nỗ lực là cố gắng hết sức, chăm chỉ, luôn cống hiến và kiên trì để theo đuổi những mục tiêu, đam mê.

- Nỗ lực hết mình sẽ đem lại cho ta ý nghĩa sống vô cùng to lớn.

b. Phân tích

- Vì sao phải nỗ lực trong cuộc sống?

+ Vì sự nỗ lực chính là hình ảnh phản ánh chính bản thân ta khi người khác nhìn vào. Sự nỗ lực sẽ giúp ta tạo nên những giá trị riêng cho bản thân và đóng góp chung cho xã hội.

- Ý nghĩa của sự nỗ lực:

+ Mang đến một cuộc sống tươi đẹp hơn. Khi mọi khó khăn trong cuộc sống đều dám đối mặt và vượt qua, xung quanh ta sẽ chẳng còn bóng tối.

+ Mang đến những người bạn tuyệt vời, đồng hành cùng nhau nỗ lực để thành công.

+ Giúp ta có một tấm lòng bao dung, rộng lượng hơn. Khi bạn đã nỗ lực vượt qua một điều gì đó, bạn ắt sẽ thấu hiểu được phải khó khăn như thế nào mới có được kết quả như vậy.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống. d. Phản đề

- Một số người vẫn lười biếng, không có ý thức nỗ lực trong cuộc sống. - Không nhận thức được sự chăm chỉ và nỗ lực để đạt được đam mê. HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

3. Tổng kết vấn đề.

Câu 3.

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con

- Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn khổ thơ thứ 2 bài Nói với con

b) Thân bài:

* Những phẩm chất cao quý của người đồng mình

- "Người đồng mình" : người vùng mình, người miền quê mình => cách nói mang tính địa phương của người Tày gợi sự thân thương, gần gũi.

=> Nghĩa rộng hơn là những người sống cùng trên một đất nước, một dân tộc.

- "thương" kết hợp với từ chỉ mức độ "lắm" -> thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia.

- "Cao", "xa" : khoảng cách của đất trời -> những khó khăn, thách thức mà con người phải trải qua trong cuộc đời.

-> Hai câu thơ đăng đối ngắn gọn đúc kết một thái độ, một cách ứng xử cao quí: người biết sống là người biết vượt qua nỗi buồn, gian nan, thử thách... hơn nữa còn phải luôn nuôi chí lớn, nỗ lực phấn đấu đi lên. Có như vậy mới thành công trên con đường đời, gặt hái được nhiều hoa thơm, trái ngọt.

- “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” : ẩn dụ cho những gian lao, vất vả

- "Sống", "không chê" : ý chí và quyết tâm vượt qua thách thức, khó khăn của "đá gập ghềnh", "thung nghèo đói".

=> Khẳng định và ngợi ca đức tính cao đẹp của “người đồng mình”: sống sâu sắc, ý chí mạnh mẽ, có một trái tim ấm áp và nghị lực phi thường.

- Biện pháp so sánh "Sống như sông như suối" -> sống lạc quan, mạnh mẽ như thiên nhiên (sông, suối) chấp nhận những thác ghềnh để rút ra những bài học quí báu.

-> Niềm tin vào ngày mai tươi sáng, cực nhọc, đói nghèo rồi sẽ tan biến.

- "thô sơ da thịt" : giản dị, chất phác, thật thà -> Ca ngợi bản chất mộc mạc, giản dị, chân thật của người đồng mình sớm khuya vất vả.

- “Chẳng mấy ai nhỏ bé” -> ngợi ca ý chí, cốt cách không hề "nhỏ bé" của người đồng mình.

- "đục đá kê cao quê hương" : truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi

-> Ẩn dụ cho tinh thần đề cao, tự hào về quê hương, tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu.

- "quê hương thì làm phong tục" : phong tục tập quán là điểm tựa tinh thần nâng đỡ và tạo động lực cho con người.

=> Đây chính là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng : Mỗi người, mỗi cuộc đời chính là một “mùa xuân nho nhỏ” tạo nên mùa xuân cộng đồng và cộng đồng sẽ là cái nôi nâng đỡ cho mùa xuân tâm hồn mỗi người.

* Lời dặn dò, nhắn nhủ và niềm hy vọng người cha dành cho người con

- “Tuy thô sơ da thịt”, “không bao giờ nhỏ bé” một lần nữa lặp lại để khẳng định và khắc sâu hơn những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”

- "Lên đường" -> Người con đã khôn lớn, đến lúc tạm biệt gia đình, quê hương để bước vào một trang mới của cuộc đời

- "Nghe con" -> hai tiếng ẩn chứa bao nỗi niềm và lắng đọng, kết tinh mọi cảm xúc, tình yêu thương vô bờ bến của cha dành cho con.

-> Qua việc ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, người cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông, biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.

=> Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao rằng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời, tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương, đất nước.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ tự do phù hợp với lối nói, tư duy khoáng đạt của người miền núi

- Giọng điệu thơ linh hoạt lúc thiết tha, trìu mến khi trang nghiêm

- Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát, mộc mạc, giàu chất thơ

- Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ...

c) Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung của khổ thơ và nêu cảm nhận của em về khổ thơ.

Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Giang 2024

Xem thêm thông tin:

Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang các năm trước nhé:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2023

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2023

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Câu 1.

a.

- Từ láy: lồng lộng, bập bùng.

- Từ ghép: cất cánh, đường đồi.

b. Xét theo mục đích nói, câu văn: “Cái gì ngày ấy tôi cùng thấy đẹp” là câu

c. Những câu văn trong đoạn trích gợi nhắc đến phẩm chất anh hùng là"

+ In dấu ảnh hình những con đường đồi đỏ au dưới tán rừng xanh Yên Thế huyền i thâm u, cùng lịch sử như là huyền thoại của người thủ lĩnh áo vải.

+ Những con đường.......Ở đây người ta đã bắn rơi Thần Sấm Con Ma bằng súng trường, và cho phi công Mỹ ngồi xe trâu làm thành biểu tượng một thời chống Mỹ.

d. Việc lặp lại cụm từ “Làm sao quên” có tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ, sự lưu luyến của tác giả đối với mảnh đất Bắc Giang.

e. Gợi ý:

Qua đoạn trích, nhân vật tôi đã thể hiện

- Tình yêu thương sự gắn bó với mảnh đất Bắc Giang.

- Niềm tự hào với mảnh đất này

- Sư nhớ nhung, lưu luyến khi phải rời xa mảnh đất thân yêu.

f. Học sinh tự trình bày trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương.

Gợi ý:

- Nỗ lực học tập để đóng góp phát triển quê hương.

- Giới thiệu hình ảnh đẹp của quê hương đến với bạn bè trên cả nước để quảng bá hình ảnh quê nhà.

Câu 2.

*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống

VD: Người ta thường nói về những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống như một thứ gì đó quý giá và ý nghĩa nhất trong tim mỗi người.

*Bàn luận vấn đề:

- Giải thích kỉ niệm đẹp: những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch hay những kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta khắc ghi lại trong tâm trí mình.

- Phân tích

+ Mỗi con người ai cũng có tuổi trẻ, cũng trải qua những năm tháng trẻ con vui tươi, hồn nhiên, những kỉ niệm đó sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời, góp phần làm hoàn thiện tính cách, lối sống của bản thân sau này.

+ Kỉ niệm đẹp của tuổi thơ hay trong cuộc sống hàng ngày có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, mỗi người đều có những kỉ niệm cho riêng mình.
Người không có tuổi thơ, không có kí ức đẹp là những người có tâm hồn nghèo nàn, sau này khi nhìn lại không có gì đáng nhớ tạo ra sự trống rỗng.

- Chứng minh

+ Học sinh tự lấy dẫn chứng về tầm quan trọng của kí ức đối với cuộc sống của con người.

+ Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những kí ức đau buồn của thời trẻ mà con người ta muốn quên đi, nó là vết thương lớn theo ta đến suốt đời. Lại có những người thu mình trong một góc từ nhỏ, ít giao lưu, những người này sẽ có ít kí ức để nhớ về.

Kết thúc vấn đề: Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 3.

1. Giới thiệu chung (Dẫn dắt ngắn gọn nhất về tác giả tác phẩm và 7 câu thơ).

- Tác giả: Tên thật: Trần Đình Đắc (1926 - 2007), Bút danh: Chính Hữu. Là nhà thơ - chiến sĩ trong suốt thời gian chống Pháp – Mĩ.  Chính Hữu quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Đề tài sáng tác: Tập trung chủ yếu vào đề tài người lính và chiến tranh, đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với hậu phương.
  • Phong cách sáng tác: Hình ảnh thơ chọn lọc, hàm súc: ngôn ngữ trong sáng giản dị dồn nén cảm xúc.
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

- Tác phẩm:: Bài thơ sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- 7 câu thơ đầu nói lên cơ sở hình thành tình đồng chí.

2. Phân tích

Cơ sở hình thành tình đồng chí

- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".

"Anh" ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua", "tôi" từ miền "đất cày lên sỏi đá". Hai miền đất xa nhau, "đôi người xa lạ" nhưng cùng giống nhau ở cái "nghèo". Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo.

- Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

Họ vốn "chẳng hẹn quen nhau" nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. "Súng" biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, "đầu" biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.

- Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.

Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên: đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải "chung chăn". Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành "đôi tri kỷ".

=> Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở ra đoạn hai.

- Hai từ "Đồng chí" như chiếc bản lề, khép lại sự hình thành đồng chí để mở ra trang thơ mới - trang thơ của tình cảm tha thiết, quý giá giữa những người lính với nhau. Những người lính mới hôm qua còn tay cầy, chân lấm tay bùn, nay nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc yêu thương mà lên đường ra trận.

3. Tổng kết

Nội đung: Đoạn thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp.

Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên, từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.

ĐỀ THI

Câu 1 (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cậu bé Bắc Ninh qua sông Cầu lần đầu tiên sang đất Bắc Giang. Rồi ở lại suốt 13 năm để mảnh đất ấy nuôi dạy trưởng thành.

[...]

Cái gì ngày ấy tôi cũng thấy đẹp. Cả chiếc xe ca, cả con đường 13 bụi đỏ, đưa tôi về đất trung du sông Lục núi Huyền. Quê tôi vốn ở vùng đồng nước, ao bèo, chân tre ngõ gạch quanh co. Đến đây thấy trung du lồng lộng, đồi cỏ xanh biếc nghiêng cả chân trời, cảm giác thấy mình như con chim cất cánh bay vút giữa không gian. Rồi tôi có chút tình đầu mơ hồ với một cô gái đẹp ở đây, nhận nơi này là quê ....

[...]

Bắc Giang in dấu trong tôi ảnh hình một dẫy Nham Biền trập trùng soi bóng trên cánh đồng nước ngập mênh mang. In dấu ảnh hình những con đường đồi đỏ au dưới tán rừng xanh Yên Thế huyền bí thâm u, cùng lịch sử như là huyền thoại của người thủ lĩnh áo vải. Những con đường của xứ Lục Ngạn – An Châu – Biển Động hoang sơ lối ngõ sim mua. Ở đây ngày ấy người ta đã bắn rơi Thần Sấm Con Ma bằng súng trường, và cho phi công Mỹ ngồi xe trâu làm thành biểu tượng một thời chống Mỹ.

Làm sao tôi quên được cái không khí những buổi chiều nắng đông vừa tắt, sương tím mờ dày đặc, tiếng các lò ép mật cót két, mùi mật đun thơm ngào ngạt, ánh lửa bập bùng đầu ngõ xua đi cái lạnh giá núi rừng. Làm sao quên nước dòng Thương dòng Lục lúc nào cũng xanh trong, những cô gái đội nón ra tắm ban trưa, đôi vai trần lóa lên dưới nắng.

Làm sao quên những buổi áp phiên chợ huyện, trên bến dưới thuyền người như trẩy hội, áo nâu áo chàm, sản vật cao hổ mật ong, và những đôi trai gái Tày Nùng hát soong hao suốt đêm tình tự...

Yêu lắm, nhưng rồi cũng có một ngày tôi phải rời đất Bắc Giang. Mười ba năm hoa niên của đời tôi đã ở đây. Mọi thứ hình thành trong tôi là từ mảnh đất này.

(Trích Mảnh đất hoa niên, Nguyễn Phan Hách, Văn Bắc Giang thế kỷ XX, NXB Hội Nhà văn, 2002, tr.511-514)

a. Chỉ ra từ láy, từ ghép trong các từ sau: lồng lộng, cất cánh, đường đồi, bập bùng.

b. Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói của câu văn sau: Cái gì ngày ấy tôi cũng thấy đẹp.

c. Những câu văn nào trong đoạn trích gợi nhắc phẩm chất anh hùng của người dân Bắc Giang?

d. Việc lặp lại cụm từ “Làm sao quên” trong đoạn trích có tác dụng gì?

e. Qua đoạn trích, nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào đối với mảnh đất Bắc Giang?

f. Theo em, thế hệ trẻ Bắc Giang ngày nay cần làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình đối với quê hương? (Nêu ít nhất 02 việc làm phù hợp.)

Câu 2 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống.

Câu 3 (4,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 128)

HẾT

Đề thi vào 10 môn văn Bắc Giang 2022

Đề thi vào 10 môn văn Bắc Giang 2022

Đáp án đề văn vào 10 Bắc Giang 2022

Câu 1.

a. Thể thơ: Thơ mới bảy chữ (bảy chữ)

b. Cặp từ trái nghĩa: "nhắm" - "mở"

c.

Tác dụng: "Nếu nhắm mắt..." được điệp lại qua đó nhà thơ khẽ nhắc các em thơ gần xa hãy nhắm mắt để lắng nghe: tiếng chim ở đây cũng là tiếng đời, là âm thanh của thiên nhiên và của sự sống. Nhắm mắt để hồi tưởng về thế giới thần kì, bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm, mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời.

-> Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, sống chậm lại để cảm nhận về cuộc sống tốt nhất.

(có thể HS phát hiện biện pháp khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm.)

d. Các em tự rút ra những bài học theo ý mình: gợi ý:

- Sống chậm lại để cảm nhận rõ nét nhất những điều tốt đẹp xung quanh chúng ta.

- Bổn phận của con cái với cha mẹ là: yêu thương, kính trọng, làm vui lòng cha mẹ bằng cách học hành chăm chỉ, lễ phép,… để báo hiếu cho công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

- Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.

- Phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.

Câu 2.

Gợi ý

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của ước mơ trong cuộc sống.

Bàn luận

* Giải thích

- Ước mơ: là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài; là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

* Vai trò của ước mơ trong cuộc sống

- Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích

- Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng cuộc sống tốt đẹp.

- Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

- Ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những trông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình.

* Mở rộng: Vấn đề theo đuổi ước mơ của giới trẻ hiện nay

- Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ đang ngày đêm theo đuổi ước mơ và nỗ lực hết sức để ước mơ trở thành hiện thực

- Tuy nhiên, vẫn còn những bạn trẻ sống không có ước mơ, không hiểu mình muốn gì và không có ý chí phấn đấu, sống buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới.

- Một bộ phận giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc, sống ỷ lại, thụ động, phụ thuộc vào gia đình.

Kết thúc vấn đề

- Khái quát lại vai trò của ước mơ.

- Liên hệ bản thân

Câu 3

Giải chi tiết:

* Về hình thức: Bài văn: có 3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài)

* Về nội dung: học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau. Dưới đây là một gợi ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.

- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Tác phẩm ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả mà anh thanh niên là nhân vật chính “trong cái lặng im của Sa Pa…, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.

2. Thân bài

a.  Giới thiệu khái quát:

Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe.

Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên.

b. Nhân vật anh thanh niên:

* Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.  Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.

- Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.

* Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích:

- Có lý tưởng cống hiến: đi bội không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa.

- Suy nghĩ đẹp về công việc:

+ Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”.

+ Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh…” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”.

+ Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”.

=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.

- Suy nghĩ đẹp về cuộc sống:

+ Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống.

+ Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

=> Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa.

- Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.

=>  Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN.

3. Kết bài:

- Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh.

-  Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiên, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.

Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Giang các năm trước

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2021 Bắc Giang

I. Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc bài thơ sau:

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

Yêu con sông mặt sóng xao,

Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.

Yêu hàng ớt đã ra hoa

Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.

Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94)

Thực hiện các yêu cầu:

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

2. Tìm hai từ láy tượng thanh có trong bài thơ.

3. Trong hai dòng thơ sau, cảnh vật quê ta hiện lên như thế nào?

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

4. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong bài thơ.

5. Bài thơ đã đánh thức trong em tình cảm, suy nghĩ gì? Trình bày bằng một đoạn văn 5 - 7 câu.

II. Làm văn (6.0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích sau:

Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

- Tôi sẽ mang về và trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.199, 200)

Hết

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2021 Bắc Giang

I. Đọc hiểu

1. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

2. Hai từ láy: lách cách, rì rào.

3. Cảnh vật quê ta hiện lên bằng những hình ảnh thân quen, bình dị nhất của quê hương đó là bờ ruộng, bông gạo...

4. Biện pháp tu từ là: điệp ngữ ''yêu''

-> Tác dụng: Làm rõ tình yêu của tác giả đối với những hình ảnh thân quen nơi quê hương mình, bộc lộ cảm xúc và khiến cho hình ảnh đẹp hơn, sinh động hơn.

5. Trình bày cảm nhận của em.

Gợi ý:

* Học sinh thực hiện đúng yêu cầu của đề bài

- Về hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

- Về nội dung: Học sinh trình bày cảm nhận, tình cảm, suy nghĩ của riêng mình.

+ Mở đoạn: Nêu vấn đề cần bàn luận: Tình yêu quê hương đối với những điều bình dị nhất.

+ Thân đoạn:

  • Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.
  • Quê hương gắn liền với những cảnh vật quen thuộc, những điều tưởng chừng rất đơn giản và bình dị. Yêu quê hương từ những điều bình dị nhất chính là trân trọng tất cả những điều ấy, bảo vệ, giữ gìn và làm đẹp những thứ bình dị đó.
  • Tình yêu quê hương không nhất thiết đến từ những điều lớn lao phi thường mà đôi khi nó đến từ những tình yêu nhỏ bé, từ những cống hiến thầm lặng.

(Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp)

+ Kết đoạn: Khái quát vấn đề bàn luận, nếu cảm xúc của em.

II. Làm văn

Dàn ý

1. Mở bài. Giới thiệu chung

- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình.

- Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.

- Nhân vật ông Sáu là nhân vật chính của tác phẩm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều hôm đó… Anh mới nhắm mắt xuôi tay”. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc của ông Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.

2. Thân bài. Trình bày cảm nhận

a. Giới thiệu khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con.

- Đất nước có chiến tranh, ông Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, ông Sáu không một lần được gặp con, được yêu thương chăm sóc cho con.

- Sau tám năm vào sinh ra tử, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, khi ông vì vết thẹo trên mặt, vết thương do chiến tranh gây ra nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến khi con gái nhận ra thì cũng là lúc ông phải trở lại chiến trường. Lúc chia tay, ông đã cố nén giọt nước mắt vì cách bộc lộ, tình cảm của con đối với mình khiến ông quá xúc động. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đã đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước nguyện của con là cây lược nhỏ.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của đoạn trích - vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng.

- Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Điều đó thúc giục ông đến việc làm một chiếc lược ngà. Và ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ con vào việc làm cây lược ấy. “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía ”.

- Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ thương, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày gian khổ.

- Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.

- Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không gì bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông - người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời.

c. Vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật.

- Đoạn văn là lời kể của một người đồng chí của ông Sáu, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình ông làm cây lược tặng con gái và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của ông. Đoạn văn vì thế trở nên khách quan, chân thành.

- Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.

- Đặc biệt, nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện rất éo le, bất ngờ mà tự nhiên, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác nghiệt của chiến tranh.

3. Kết bài: Cảm nhận khái quát về đoạn văn, liên hệ bản thân.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Giang năm 2020

Câu 1 (3,0 điểm).

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Phong phanh ngực trần
dẻo dai vững bền
đan nhau che bão tố
nên cột nên kèo, nên ngàm nên đố
tre ăn đời ở kiếp với người nông dân
Trong trắng lòng, xanh cật, săn gân
ngay thẳng cùng trời cuối đất
thương nhau mắt nhìn không chớp
ân tình xòe những bàn tay

(Theo Nguyễn Trọng Hoàn, Lũy tre, Tam ca, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 9-10)


a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

b. Chỉ ra các từ ngữ miêu tả đặc điểm của cây tre có trong đoạn thơ.

Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Bắc Giang

Đề thi Văn vào 10 tỉnh Bắc Giang năm 2019

Câu 1 (3,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mảnh đất Bắc Giang, nơi hội tụ ba dòng sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam, nhưng đường như, con sông Thương được nhắc đến nhiều nhất, đặc trưng và thân quen hơn cả. Người ở địa phương khác hay nơi nào xa xôi, thường gọi Bắc Giang là “vùng đất sông Thương" đầy trịu mến. Vùng đất ấy có những đặc điểm không thể lẫn, đó là vùng tụ cư của nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Hoa, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu,... với những truyền thống nghệ thuật phong phú. Trong đời sống nhân dân lao động, còn gìn giữ những làn điệu dân ca: hát xẩm, ca trù,chèo, quan họ và điệu soong hao... Ngồi trong đình làng Thổ Hà (Việt Yên) nghe anh Hai, chị Hai quan họ cất lời thì lại thấy hồn vía mình thuộc về bế nước cây đa, thuộc về mồ hôi mặn chát. Có gì dạt dào yêu mến, vời vợi tình cảm níu kéo người ta say mê quan họ, nâng con người ta bay cao hơn, sống đẹp hơn. Những làng quê "văn vật danh hương", "văn vật sở đô" như làng Tiến sĩ Yên Ninh (Việt Yên), Song Khê (Yên Dũng), làng Quận công (Hiệp Hòa)... của Bắc Giang còn đấy vẻ đẹp của sự trầm lắng, bồi tụ.

Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Bắc Giang

Đề thi Văn vào 10 tỉnh Bắc Giang năm 2018

Câu 1 (2,0 điểm).

Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới:

Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình,
NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29)

Xem đáp án tại: Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Bắc Giang 2018

Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 và các năm trước của tỉnh Bắc Giang mà Đọc Tài Liệu chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.

Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM