Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2020 Thái Bình

Xuất bản: 26/07/2020 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2020 Thái Bình gồm lời giải chi tiết các câu hỏi trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay.

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Thái Bình được ĐọcTàiLiệu cập nhật giúp các em học sinh tham khảo, so sánh kết quả với bài thi của mình.

NEW: Đáp án Toán tuyển sinh lớp 10 Thái Bình năm 2020

Đề thi vào lớp 10 năm 2020

Chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Văn của tỉnh Thái Bình như sau:

đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2020 Thái Bình

Sở GD&ĐT Thái Bình

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Văn

(Nội dung đề thi dự kiến sẽ được cập nhật ngay sau khi kết thúc thời gian thi chính thức)

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Thái Bình 2020

Dự kiến: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2020 Thái Bình sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi chính thức 30 - 40 phút

I. Đọc hiểu

Câu 1. - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Theo tác giả, đạo được hiểu là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người.

Câu 3.

Phép lặp: "đạo" , "học"

Phép thế: "điều ấy" - "lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người"

Câu 4. Lối học hình thức là lối học thuộc lòng, học vẹt, học mà không hiểu, học mà không biết vận dụng, không biết phát huy tác dụng của việc học vào việc hành, xử đạo ở đời. Học như thế chỉ có cái danh hão mà không có thực chất.

Câu 5.

Nêu quan điểm của em: đồng ý hoặc không đồng ý

Gợi ý: Ngày nay người ta hầu như không còn đua nhau học hình thức hòng cầu danh lợi nữa. Vì nước ta là một nước đang phát triển, nên cần những những người tâm huyết sáng tạo, có tri thức cao để vận dụng vào đời sống sản xuất. Còn những người theo lối học hình thức thì chỉ học để có tiếng chứ ko hiểu được thực sự những kiến thức đã học nên ko thể giúp ích gì cho đất nước.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

*Giới thiệu vấn đề: suy nghĩ về sự cần thiết của lối sống giản dị

Gợi ý: Trong cuộc sống, mỗi người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, thích sang trọng, lộng lẫy, nổi bật. Nhưng vẫn có người chọn cho mình một lối sống giản dị, bình thường.

*Giải thích:

- Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.

*Bàn luận

a) Biểu hiện của lối sống giản dị

- Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc...

+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.

+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối...

+ Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.

- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.

b) Sự cần thiết của lối sống giản dị

- Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.

- Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.

- Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.

- Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hoà đồng, bình đẳng, nhân ái.

c) Mở rộng, phản đề

- Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện... giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.

- Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.

- Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.

*Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.

- Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

Câu 2

Nội dung chính của đoạn trích: Suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa:

Trình bày cảm nhận của em:

Mở bài: Gi ới thiệu ngắn gọn về tác giả tác phẩm.

Dẫn dắt đoạn trích: Từ những hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã suy ngẫm về bà, về hình ảnh bếp lửa:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

............

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Thân bài: Cảm nhận về đoạn trích

– Nếu từ đầu bài thơ, hình ảnh bà và bếp lửa song hành thì đến đây hoà vào làm một, nhòe lẫn, tỏa sáng bên nhau.

– Cụm từ chỉ thời gian “đời bà”, “Mấy chục năm”, từ láy tượng hình “lận đận”, hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” -> diễn tả cảm nhận của nhà thơ về cuộc đời gian nan, vất vả và sự tần tảo, đức hi sinh, chịu thương,chịu khó của bà.  Tình thương yêu tác giả dành cho bà được thể hiện trong từng câu chữ. Tình cảm ấy giản dị, chân thành mà thật sâu nặng thiết tha.

– Suốt cuộc đời, bà luôn chăm chút cho cháu cả về vật chất và tinh thần để cháu lớn lên. Bà là người nhóm lửa, cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong gia đình.

– Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên:

+ Tình yêu thương

+ Niềm vui sưởi ấm

+ Sự san sẻ tình làng nghĩa xóm.

+ Những tâm tình, ước vọng của tuổi thơ

-> Nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm yêu dân tộc mình, nhân dân mình.

– Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị, song ẩn giấu điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên:

“Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.

Hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa sáng đẹp lung linh trong tâm hồn nhà thơ.

Kết bài: Khẳng định lại lần nữa cảm nhận của em.

-/-

Các môn thi khác

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn GDCD năm 2020 Thái Bình

• Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2020 Thái Bình

Trên đây là toàn bộ nội dung của đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 của tỉnh Thái Bình được Đọc Tài Liệu thực hiện sau khi kì thi chính thức diễn ra. Với nội dung này các em có thể so sánh đối chiếu kết quả bài thi của mình!

Mong rằng đáp án đề thi tuyển sinh  lớp 10 môn Văn 2020 Thái Bìnhcủa chúng tôi sẽ là người đồng hành hữu ích với bạn trong kỳ thi này.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM