Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2023 huyện Phú Xuyên

Xuất bản: 19/05/2023 - Tác giả:

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2023 huyện Phú Xuyên giúp các em dễ dàng thử sức ngay tại nhà, đề thi chưa có đáp án và thang điểm chính thức.

Để bổ sung thêm cho kho tài liệu đề thi thử Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội kì thi tuyển sinh năm 2023 - 2024 thêm phần độc đáo, dưới đây Đọc tài liệu gửi tới các em mẫu đề thi thử vào lớp 10 của Huyện Phú Xuyên - TP Hà Nội vừa diễn ra. Cùng đặt bút thực hiện đề thi thử tuyển sinh lớp 10 này trong 120 phút.

Chi tiết đề thi môn Văn như sau:

Đề thi thử vào lớp 10 môn văn 2023 huyện Phú Xuyên

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ XUYÊN

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN 9 

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 120 phút)

Phần I (6,0 điểm)

Rung cảm trước khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, mở đầu bài thơ Sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh đã viết:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phá vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) 

1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

2. Tìm và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn thơ trên.

3. Xác định câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

4. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế để liên kết (gạch dưới, chú thích rõ một cầu phủ định và từ ngữ dùng làm phép thế).

Phần II (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó...”

(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ  Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2012, tr24)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

2. Đoạn trích đã khẳng định với chúng ta điều gì?

3. Gọi tên và chỉ rõ một phép liên kết ở đoạn trích trên.

4. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vấn đề: Giá trị của bản thân mỗi con người.

Hết.

Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1,0 điểm); 2 (0,5 điểm); 3 (1,0 điểm); 4 (3,5 điểm) Điểm phần II : 1 (0,5 điểm), 2 (1,0 điểm), 3 (0,5 điểm), 4 (2,0 điểm)

Xem thêm đề thi chính thức các năm trước:

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn văn 2023 huyện Phú Xuyên

(Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo)

Phần I

1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ 5 chữ.

Nội dung chính của đoạn thơ: Miêu tả những đặc điểm, dấu hiệu khi mùa thu đã về

2. Thành phần biệt lập: tính thái: “Hình như”

3. Câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

Nhân hóa: “sương chùng chình qua ngõ” khiến cho hình ảnh những màn sương giống như cô gái mong manh, tinh khôi vẫn còn ngập ngừng trong từng bước đi của mình .

4. Gợi ý:

Những nội dung em có thể viết trong đoạn văn của mình:

Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế

+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se

+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm

+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về

+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu

+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se

+ Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng.

Phần II

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là Nghị luận

2. Đoạn trích đã khẳng định với chúng ta: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

3. Phép liên kết: phép lặp - bạn có thể, bạn không, ....

4.

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn, đúng ngữ pháp, chính tả

Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị bản thân trong cuộc sống.

Gợi ý: Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:

- Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn.

- Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông.

- Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò của mỗi người với mọi người xung quanh. (VD: Bạn không cần là một đứa trẻ xuất sắc mọi mặt, nhưng bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ. Đấy chính một phần giá trị con người của bạn)

- Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

- Không được định giá người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu, không phải ngày một ngày hai mà tạo ra.

-/-

Ngoài đề thi thử môn toán ở trên Đọc tài liệu còn tổng hợp các đề thi thử của rất nhiều trường với nhiều dạng bài khác nhau vẫn nằm trong kiến thức ôn luyện Các em có thể tham khảo các đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn văn để có thể đối mặt kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới một cách thuận lợi, đạt kết quả cao nhất nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM