Đáp án đề thi thử Hóa 2021 lần 2 trường Thăng Long - Hà Nội

Xuất bản: 14/06/2021 - Tác giả:

Xem và tải ngay file đáp án đề thi thử Hóa 2021 lần 2 trường Thăng Long - Hà Nội theo chuẩn cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT về tự ôn tập.

Mục lục nội dung

Trường THPT Thăng Long - Hà Nội mới tổ chức kỳ thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 2 dành cho các em học sinh lớp 12. Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia 2021 và ôn tập lại kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới nhé.

(Tải đề thi thử môn hóa này về máy theo file đính kèm bên dưới)

Đề thi thử Hóa 2021 lần 2 trường Thăng Long - Hà Nội

Câu 41. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns2.

B. ns2 np1.

C. ns1.

D. ns2 np2.

Câu 42. Hợp chất của crom nào sau đây tác dụng với nước ở điều kiện thường?

A. Cr(OH)3.

B. Cr2O3.

C. CrO3.

D. Cr(OH)2.

Câu 43. Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở nhiệt độ thường X là chất lỏng. X là

A. W.

B. Cr.

C. Pb.

D. Hg.

Câu 44. Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit

A. HNO3 loãng nguội.

B. HNO3 đặc nóng.

C. HNO3 đặc nguội.

D. HNO3 loãng, nóng.

Câu 45. Để làm mềm nước cứng tạm thời người ta có thể dùng các chất nào sau đây ?

A. Na2CO3, Ca(OH)2

B. Na2CO3, HCl.

C. NaCl, Na2CO3.

D. HCl, Ca(OH)2.

Câu 46. Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là

A. muối ăn.

B. vôi sống.

C. thạch cao.

D. phèn chua.

Câu 47. Mội số cơ sở sản xuất thuốc bắc thường đốt một chất rắn màu vàng (là một đơn chất) để tạo ra khí X nhằm mục đích tẩy trắng, chống mốc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khí X ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tạng và khí X cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. Khí X là

A. CO2.

B. SO2.

C. H2S.

D. NO2.

Câu 48. Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn?

A. Tristearin.

B. Etyl axetat.

C. Trilinolein.

D. Triolein.

Câu 49. Cho các kim loại: Fe, Al, Mg, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. 5.

B. 6.

C. 4.

D. 3.

Câu 50. Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức phân tử của xenlulozơ là

A. C2H4O2.

B. (C6H10O5)n.

C. C6H12O6.

D. C12H22O11.

Câu 51. Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo?

A. Polibutađien.

B. Polietilen.

C. Poli(hexametylen ađipamit).

D. Poliisopren.

Câu 52. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. Tơ nitron.

B. Tơ lapsan.

C. Tơ axetat.

D. Tơ visco.

Câu 53. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. Mg.

B. Cu.

C. Na.

D. Ca.

Câu 54. Etyl fomat là một este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức của etyl fomat là

A. CH3COOCH3.

B. CH3COOC2H5.

C. HCOOC2H5.

D. C2H5COOCH3.

Câu 55. Để bảo vệ các phương tiện giao thông hoạt động dưới nước có vỏ bằng thép người ta gắn vào vỏ đó (ở phần ngập dưới nước) kim loại

A. Cu.

B. Ca.

C. Zn.

D. Fe.

Câu 56. Thuốc thử được dùng để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch saccarozơ là

A. dung dịch HCl.

B. quỳ tím.

C. dung dịch AgNO3 trong NH3.

D. dung dịch NaOH.

Tham khảo thêm: Đáp án đề thi thử Hóa 2021 Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Câu 57. Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra chất rắn?

A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

B. Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.

C. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.

D. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Câu 58. Saccarozơ, xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng

A. màu với iot.

B. với dung dịch NaCl.

C. tráng gương.

D. thuỷ phân trong môi trường axit.

Câu 59. Cho 4,5 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, lượng muối thu được là

A. 8,10 gam.

B. 0,85 gam.

C. 8,15 gam.

D. 7,65 gam.

Câu 60. Có các chất sau: tơ capron, tơ lapsan, tơ nilon 6-6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac. Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm -NH-CO-?

A. 6.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Câu 61. Số đồng phân amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 62. Lên men 60 gam glucozơ, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong dư thu được 50 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng lên men là

A. 67,5%.

B. 75,0%.

C. 54,0%.

D. 60,0%.

Câu 63. Cho 7,4 gam este X có công thức C3H6O2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 3,2 gam ancol. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOC2H5.

B. CH3COOCH3.

C. HCOOC2H5.

D. C2H5COOH.

Câu 64. Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là

A. 8,10 gam.

B. 1,35 gam.

C. 5,40 gam.

D. 2,70 gam.

Câu 65. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm chứng minh:


A. Khả năng bay hơi của P đỏ dễ hơn P trắng.

B. Khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.

C. Khả năng bay hơi của P trắng dễ hơn P đỏ.

D. Khả năng bốc cháy của P đỏ dễ hơn P trắng.

Câu 66. Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V(lit) H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng 55,6 gam. Thể tích khí H2 được giải phóng là

A. 4,48 lit.

B. 6,23 lit.

C. 8,19 lit.

D. 7,33 lit.

Câu 67. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

B. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.

C. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

D. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

Câu 68. Cho X, Y, Z, T là bốn chất khác nhau trong các chất sau C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), NH3, C2H5NH2 và có các tính chất ghi trong bảng sau


Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Y, Z làm xanh quỳ tím ẩm.

B. T có tính axit; X, Y, Z có tính bazơ.

C. X, T tạo kết tủa trắng với nước brom.

D. Phân biệt dung dịch X với dung dịch T bằng quỳ tím.

Câu 69. Cho các thí nghiệm sau:

(a) Dẫn khí NH3 vào dung dịch AlCl3.

(b) Dẫn khí etilen vào dung dịch thuốc tím.

(c) Trộn lẫn dung dịch NaOH với dung dịch Ca(HCO3)2.

(d) Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S.

(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(f) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3.

(g) Cho axit photphoric vào dung dịch nước vôi trong dư.

Có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa khi kết thúc các phản ứng?

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 6.

Câu 70. Cho các chất sau: axit glutamic, amoni propionat, trimetylamin, metyl aminoaxetat, saccarozơ, nilon-6,6. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH (trong điều kiện thích hợp) là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 71. Cho các phương trình phản ứng hóa học sau (theo đúng tỉ lệ mol, các phản ứng đều ở điều kiện và xúc tác thích hợp):

(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O

(2) X2 + CuO → X3 + Cu + H2O

(3) X3 + 4AgNO3 + 6NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + NH4NO3

(4) X1 + 2NaOH → X4 + 2Na2CO3

(5) 2X4 → X5 + 3H2

Phát biểu nào sau đây sai?

A. X có 8 nguyên tử H trong phân tử.

B. X2 rất độc không được sử dụng để pha vào đồ uống.

C. X1 tan trong nước tốt hơn so với X.

D. X5 có phản ứng tạo kết tủa với AgNO3/NH3.

Câu 72. Tiến hành các thí nghiệm sau:

– Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Rót thêm 2 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ.

– Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng 10%), 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm.

– Thí nghiệm 3: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau 5 phút lấy đinh sắt ra, thêm từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch vừa thu được.

Cho các phát biểu sau:

(1) Thí nghiệm 1 chứng tỏ glucozơ có chứa nhiều nhóm OH liền kề.

(2) Thí nghiệm 2 thu được sản phẩm màu tím.

(3) Thí nghiệm 3, ion Cr2O72- bị khử thành Cr3+.

(4) Cả ba thí nghiệm đều có sự thay đổi màu sắc.

(5) Cả ba thí nghiệm đều xảy ra phản ứng oxi hoá – khử.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Tham khảo thêm: Đề thi thử Hóa 2021 liên trường THPT - Hà Tĩnh có đáp án

Câu 73. Cho các phát biểu sau:

(a) Bản chất của quá trình lưu hóa cao su là tạo ra cầu nối –S–S– giữa các mạch cao su không phân nhánh tạo thành mạch phân nhánh.

(b) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm từ tơ tằm sẽ nhanh hỏng.

(c) Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì có kết tủa xuất hiện.

(d) Chất lượng phân kali được đánh giá thông qua % theo khối lượng của kali

(e) Corinđon có chứa Al2O3 ở dạng khan.

(f) Gang là hợp kim của sắt với cacbon, chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.

(g) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng có xuất hiện ăn mòn điện hóa.

(h) Để hàn gắn đường ray tàu hỏa bị nứt, gãy người ta dùng hỗn hợp tecmit.

Số phát biểu đúng là

A. 7.

B. 5.

C. 6.

D. 4.

Câu 74. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau.

– Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO2 (đktc).

– Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Tổng của (a + b) có giá trị là ?

A. 0,27.

B. 0,32.

C. 0,28.

D. 0,25.

Câu 75. X là peptit mạch hở (được tạo bởi Gly, Ala và Val), Y là chất béo. Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 2 : 1. Đun nóng m gam E trong 270 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối Z và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 3,165 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,09 mol N2 và 2,13 mol H2O. Axit cấu tạo nên Y là

A. stearic.

B. panmitic.

C. oleic.

D. linoleic.

Câu 76. Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:


Giá trị của t là

A. 3860.

B. 2895.

C. 5790.

D. 4825.

Câu 77. Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ bên.


Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 . Tỉ lệ a : b là

A. 1 : 12.

B. 1 : 10.

C. 1 : 6.

D. 1 : 8.

Câu 78. Hỗn hợp X gồm C4H8, C6H12, CH3OH, C3H7OH, C3H7COOH và CH3COOC2H5. Đốt cháy hoàn toàn 14,6 gam X cần dùng vừa đủ x mol O2, thu được y mol CO2 và 0,9 mol H2O. Mặt khác để tác dụng với 14,6 gam X trên cần dùng vừa đủ với 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Tỉ lệ x : y là

A. 59 : 40.

B. 24 : 35.

C. 40 : 59.

D. 35 : 24.

Câu 79. Hỗn hợp E gồm este đơn chức X (có vòng benzen ) và este mạch hở Y. Cho 0,125 mol E tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng chỉ thu được hơi nước và 32,4 gam hỗn hợp chất rắn Z chứa 3 muối. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Cho 12,96 gam Z tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 36,55 gam.

B. 34,56 gam.

C. 86,4 gam.

D. 91,375 gam.

Câu 80. Hòa tan hoàn toàn 28,4 gam hỗn hợp gồm Cu, FeCl2, Fe(NO3)2 và Fe3O4 (số mol Fe3O4 là 0,02 mol) trong 560 ml dung dich HCl 1M thu được dung dịch X. Cho AgNO3 vào X thì có 0,76 mol AgNO3 phản ứng thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lit khí (đktc) NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các quá trình, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với

A. 110,8.

B. 98,5.

C. 107,6.

D. 115,2.

Đáp án đề thi thử Hóa 2021 lần 2 trường Thăng Long - Hà Nội

CâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/a
41C42C43D44C45A
46D47B48A49C50B
51B52A53B54C55C
56C57D58D59C60B
61A62B63B64D65B
66A67D68D69D70B
71A72D73C74D75C
76A77B78D79A80C

Trên đây là toàn bộ đề thi và đáp án của đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa của trường THPT Thăng Long. Hãy tham khảo thêm nhiều đề thi thử THPT Quốc gia, đề thi thử hóa 2021 của các tỉnh thành khác đã được Đọc tài liệu cập nhật. Chúc các em ôn tập và đặt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM