Đáp án đề thi chuyên Văn vào 10 Hà Nội năm 2021

Xuất bản: 14/06/2021 - Cập nhật: 25/04/2022 - Tác giả:

Đáp án đề thi chuyên Văn vào 10 Hà Nội năm 2021 với chủ đề trong cuốn sách Yêu những điều không hoàn hảo và Mới - một tiêu chuẩn định giá thi ca

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên văn năm học 2021 - 2022 của tỉnh Hà Nội được Đọc tài liệu cập nhật nhanh nhất!

Đề thi chuyên Văn vào 10 Hà Nội năm 2021

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn thi: NGỮ VĂN (chuyên)

Ngày thi: 14/6/2021

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (3,5 điểm)

Trong cuốn sách Yêu những điều không hoàn hảo (NXB thế giới, 2020), tác giả Hae Min khẳng định: Dù bản thân mỗi chúng ta và thế gian đều có những điều không hoàn hảo nhưng "ta vẫn không thể ngừng yêu thương chính những điều không hoàn hảo ấy”.

Từ gợi dẫn trên kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết một bài nghị luận bà về những điều chưa hoàn hảo mà em yêu thương.

Câu 2 (6,5 điểm)

Khi trao đổi vấn đề “Mới - một tiêu chuẩn định giá thi ca", có ý kiến cho rằng: “Trong nghệ thuật, không phải cái mới nào cũng hay, nhưng chắc chắn, cái hay nào cũng mới.”

(Nguyễn Đăng Điệp, Thơ Việt Nam hiện đại,

tiến trình & hiện tượng, NXB Văn học, 2014)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm rõ những "cái mới" góp phần tạo nên "cái hay" của một bài thơ Việt Nam được sáng tác sau năm 1975 trong chương trình Ngữ văn 9.

----Hết---

Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tất cả các tỉnh thành trên cả nước.

Đáp án đề thi chuyên Văn vào 10 Hà Nội 2021

Câu 1:

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: yêu những điều không hoàn hảo.

2. Thân bài

* Giải thích yêu những điều không hoàn hảo là gì ?

- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết không vụ lợi, bất chấp sự không hoàn hảo của con người, sự vật,...

- Yêu những điều không hoàn hảo là chấp nhận mọi thứ như nó vốn là, trao đi tình yêu thương vô điều kiện.

* Biểu hiện của việc yêu những điều không hoàn hảo

- Yêu thương chính bản thân mình

- Học cách lắng nghe và đồng cảm với mọi người

- Trân quý và hướng về gia đình

- Chấp nhận mọi thứ như nó vốn vậy, biết đủ và yêu thương cuộc sống, con người xung quanh

* Ý nghĩa của tình yêu thương vô điều kiện

- Trân quý bản thân, tự tin và kiên cường chiến đấu cho lý tưởng của mình

- Tiếp thêm động lực phi thường để không ngừng cố gắng và lan tỏa điều tích cực.

- Học cách tự chữa lành cho bản thân và đem tình yêu thương đến với mọi người.

- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; - Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

* Phản đề:

- Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại, những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.

* Bài học nhận thức và hành động - Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống

- Học cách chấp nhận và biết đủ, cho đi không vụ lợi, yêu thương vạn vật vô điều kiện.

- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

3. Kết bài

- Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tình yêu thương vô điều kiện, yêu cả những điều không hoàn hảo; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2.

1. Mở bài

- Giới thiệu về ý kiến

- Giới thiệu về một số bài thơ làm rõ ý kiến: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Nói với con (Y Phương).

2. Thân bài

•Giải thích ý kiến:

- Cái mới: điểm độc đáo, sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật.

- Cái hay: những ý nghĩa, tình cảm cao đẹp mà tác phẩm truyền tải.

-> Không phải cái mới nào cũng hay, cái mới làm nên cái hay là cái mới có ý nghĩa cao cả, tình cảm chân thành thắm thiết.

-> Điều làm nên cái hay của một tác phẩm nghệ thuật chính là những hình tượng, chi tiết mới lạ độc đáo được chọn lọc kỹ lưỡng và trau chuốt cầu kỳ, công phu, mang cái nhìn đa diện, nhiều chiều, ẩn chứa những tầng ý nghĩa sâu sắc.

•Cái mới góp phần làm nên cái hay của các bài thơ:

a. Mùa xuân nho nhỏ

*Nhan đề độc đáo, sáng tạo: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:

+ Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

+ Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.

*Cách bày tỏ ước nguyện mới lạ mà tha thiết, chân thành:

Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

+ Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người

+ Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc

- Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.

+ Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng

+ Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung

– Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình

->Khái quát về nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài, khẳng định ý kiến

b. Viếng lăng Bác.

* Kết cấu đầu cuối tương ứng với hình ảnh hàng tre:

Hàng tre là hình ảnh sáng tạo được tác giả lồng ghép khéo léo:

- Hình ảnh thực:

+ Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là nỗi nhớ quen thuộc khi nghĩ về Việt Nam thân yêu.

+ Hàng tre mọc thẳng tắp lên bầu trời cao và không chia cành nhánh.

- Hình ảnh tượng trưng:

+ Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang.

+ Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt.

->Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc tự hào, yêu mến của tác giả.

* Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời - Bác” thể hiện sự vĩ đại của Bác, niềm thành kính của nhà thơ và dân tộc Việt Nam đối với Bác.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân - Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện niềm thành kính, xúc động của người dân khi vào lăng viếng Bác. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

- Hình ảnh Bác đang trong "giấc ngủ bình yên" khiến ta càng thêm xót xa về sự ra đi của Bác. Vầng trăng: hình ảnh trong thơ ca gắn với cuộc đời Bác, đây còn là biểu tượng cho con đường soi sáng dân tộc.

- Cảm xúc chân thành vỡ òa, đau nhói trong sâu thẳm cõi lòng tác giả: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim - Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi ở bên Bác: muốn làm con chim, đóa hoa. Đặc biệt ước nguyện trở thành cây tre trung hiếu ở mãi bên Bác, đây là hình ảnh mang tính kết tinh cao phẩm chất con người Việt Nam.

– Nhà thơ và dân tộc Việt Nam luôn dành tình cảm đặc biệt kính trọng, yêu thương đối với Người.

-> Khái quát về nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài, khẳng định ý kiến c. Nói với con

* Cách bày tỏ mới lạ cho chủ đề giản dị, gần gũi :

- Mượn lời nói với con Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi người, gợi về sức sống mạnh mẽ bền bỉ quê hương mình.

- Xuyên suốt bài thơ là nguồn cảm hứng, tình cảm thiêng liêng tình phụ tử, còn song song với tình cảm yêu quê hương đất nước. Bài thơ cho ta thấy cái nhìn nhân văn, cao cả của tác giả qua cách giáo dục con mình.

* "Hình ảnh người đồng minh” mang tính biểu tượng đầy độc đáo lại thân thương:

Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, tác giả dặn dò mong ước con mình sẽ kế tục phát huy một cách xứng đáng với truyền thống cao đẹp đó của quê hương. “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chế thưng nghèo đói.

Sống như sống như suối

Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”

- “Người đồng mình” đó! Những con người sống quanh năm vất vả mà mạnh mẽ và khoáng đật biết bao nhiêu, những con người ấy luôn gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.

- Qua những đức tính vừa nói của “người đồng minh”, tác giả mong muốn con mình phải một lòng chung thủy với quê hương, sẵn sàng chấp nhận gian nan thử thách để vượt qua chúng bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”

- Tuy mộc mạc nhưng rất giàu chí khí, niềm tin, người đồng mình” dù “thô sơ da thịt” nhưng nhất định không nhỏ bé về tâm hồn, về quyết tâm và mơ ước xây dựng quê hương. Chính họ đã làm nên truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp tự bao đời, đã “tự đục đá kê cao quê hương", còn quê hương thì làm phong tục. Qua các đức tính ấy của người đồng mình” người cha dặn dò con hãy biết tự hào với truyền thống quê hương để tự tin vững bước trên đường đi tới. Tình cảm cha với con là tình cảm yêu thương, trìu mến thiết tha. Điều lớn lao mà cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tin khi bước vào đời. > Khái quát về nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài, khẳng định ý kiến

*Đánh giá, nhận xét về những nét đặc sắc, những “cái mới” góp phần làm nên “cái hay của ba bài thơ trên (và một số bài khác sáng tác sau năm 1975) đồng thời khẳng định lại tính đúng đắn của ý kiến được nêu.

3. Kết bài:  Khẳng định lại ý kiến và khái quát lại những cái mới làm nên cái hay cơ bản trong các bài thơ, bày tỏ suy nghĩ và quan điểm bản thân.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn chuyên 2021 tại Hà Nội được Đọc Tài Liệu chia sẻ.

Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM