Dàn ý Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

Xuất bản: 29/08/2019 - Cập nhật: 30/08/2019

[Văn mẫu 10] Dàn ý Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày bao gồm dàn ý khái quát và dàn ý chi tiết giúp các em nắm được cách làm dạng bài này.

Dàn ý Tệ tham nhũng trong truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày hướng dẫn các em cách làm bài phân tích, nêu suy nghĩ về tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày với những luận điểm chính và các ý rõ ràng. Mời các em tham khảo tài liệu dưới đây để có thêm nhiều tư liệu làm bài nhé!

Dàn ý Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày Văn mẫu 10

Đề bài: Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

----------------------

Dàn bài khái quát tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

1. Mở Bài

Giới thiệu về truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày" và nêu ra vấn đề tệ tham nhũng: Truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày" đã nói lên tệ tham nhũng trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa, đồng thời cho ta thấy được thái độ và tình cảnh của người dân lao động đối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương.

2. Thân Bài

- Khái quát nội dung truyện

- Phân tích nhân vật:

+ Thầy Lý đại diện cho quan tham, nhận tiền đút lót và ăn tiền trắng trợn

+ Cải và Ngô đại diện cho những người đi đút lót, hối lộ vừa đáng trách vừa đáng thương

→ Lẽ phải của vụ kiện đã được mua và giải quyết bằng tiền

- Liên hệ tệ tham nhũng trong xã hội hiện nay:

+ Xã hội vẫn tồn tại tệ tham nhũng với biểu hiện ngày càng tinh vi, tham nhũng trong mọi mặt kinh tế - văn hóa - xã hội.

+ Chống tham nhũng là một cuộc đấu tranh "chống ngoại xâm" gian nan và hết sức khó khăn

3. Kết Bài

Vai trò và trách nhiệm của chúng ta trong việc bài trừ tệ tham nhũng

Dàn bài chi tiết tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

I. Mở bài

- Truyện cười dân gian đóng vai trò quan trọng trong kho tàng văn học của nhân loại. Nội dung bao hàm những tiếng cười hài hước thực sự, cả những tiếng cười châm biếm, sâu xa là đả kích…

- Nhưng nó phải bằng hai mày- câu chuyện dí dỏm mang sự lên án thói tham nhũng lộng quyền, bỏ qua lẽ phải của đại diện tầng lớp quan lại thời XHPK.

II. Thân bài

- Cải và Ngô chỉ có chuyện xô xát thông thường, đưa kiện đến thầy Lý trưởng, vô tình mở đầu cho câu chuyện trào phúng đầy tiếng cười mà sâu cay.

- Thầy Lý khác với cái tiếng đời tưởng rằng thanh liêm, giỏi giang thực chất là dạng quan tham ăn tiền trắng trợn.

=> “Lẽ phải” theo đó nhanh bị lật đổi theo đồng tiền là một biểu hiện rõ của XHPK.

- Cải và Ngô vì muốn thắng kiện nên đã đi lén đút lót cho thầy Lý.

=> Họ không có niềm tin nơi công lý, chỉ quan tâm đến chạy vạy.

Ở khía cạnh đạo đức, họ là những người đáng trách vì tội hối lộ, ở khía cạnh xã hội, họ thực chất cũng chỉ là nạn nhân của sự nhũng nhiễu ở bọn quan tham.

- Phiên xử diễn ra cao trào với câu chuyện đầy ẩn ý, hài hước của 2 con người Cải - thầy Lý

- Khi Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về con mà!’’, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!’’

=> Tiền đã quyết định lẽ phải ở vị quan sâu mọt ấy. “ lẽ phải kia đã bị mua gấp đôi”

+) Dẫn trích câu tục ngữ mô tả về vấn đề nhức nhối cả XHPK.

=> Phê phán một bộ phận “cha mẹ dân” k làm tròn trách nhiệm phục vụ dân, ra sức bóc lột vơ vét => dân càng khổ =>Xã hội càng đi xuống.

- “Tham nhũng” thời nào cũng có, với nhiều biểu hiện tinh vi. Nhưng nay có Đảng, đã và đang mạnh tay trừng phạt rồi toàn Xh bài trừ. Giáo dục đạo đức chính trực thế hệ quan chức.

=> Dần kiên cố, tin tưởng phòng tuyến “chống giặc ngoại xâm”
vững chắc.

III. Kết bài

- Câu truyện cười dân gian đã đánh đòn đau vào tệ nạn tham nhũng.

- Bộ mặt thực chất của bọn quan tham nhũng nhiễu XHPK

- Ngày nay, chúng ta cần sớm nhận ra, lên án kịch liệt vấn đề này, đưa xh ngày càng phát triển.

Tham khảoDàn ý phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày

Bài văn mẫu tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cười chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, mỗi câu chuyện đem đến cho người đọc những tiếng cười với những cung bậc khác nhau: tiếng cười hài hước, dí dỏm, tiếng cười mỉa mai, châm biếm, đả kích, có cả tiếng cười phê phán lật tẩy... Nhưng nó phải bằng hai mày là tiếng cười như một đòn roi đối với nạn tham nhũng trong việc xử kiện của bọn quan lại trong xã hội phong kiến suy tàn.

Câu chuyện kể về việc hai người nông dân là Cải và Ngô đánh nhau rồi cùng nhau đi kiện. Cải sợ kém thế lót trước năm đồng, Ngò lo lót mười đồng. Khi xứ kiện thầy Lí xử nhẹ cả hai, vẫn phạt Cải chục roi. Cải xòe năm ngón tay ngụ ý nhắc thầy lí số tiền đã lo lót. Nhưng thầy Lí lấy năm ngón tay của bàn tay trái úp lên mặt của bàn tay phải, ám hiệu số quan tiền Ngò đã lo lót lớn gấp đôi. Hài hước nhất là thầy Lí còn nói: “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày”.

Qua cách xử kiện và qua lời nói của thầy Lí, ta thấy trong thời phong kiến suy tàn, với nạn tham nhũng nặng nề, chân lí bị bóp méo, công lí bị thiên lệch trắng trợn. Cái chất hài hước trong nụ cười dân gian được tạo bởi nghịch lí giữa cái tính duy nhất của “lẽ phải'' với cái có thể so sánh song hành: “Mày phải, nhưng nó còn phải bằng hai mày”.

Câu chuyện ở đây không chỉ dừng lại ở tiếng cười hồn nhiên nữa mà đó là tiếng cười đả kích và châm biếm, tiếng cười như một đòn roi quất thẳng vào mặt bọn quan lại, công lí không có chỗ đứng trong, tiền bạc trở thành một vũ khí sắc nhọn nhất trong mọi mối quan hệ. Qua việc xử kiện, ta thấy được bộ mặt nhơ nhuốc của thầy Lí nói riêng và của bọn quan lại nói chung, đó là tệ tham nhũng, là nạn đục  khoét những người dân nghèo vô tội.

Đúng như lời của một bài ca dao xưa:

“Con ơi, nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”

Tuy nhiên, Cải và Ngô đáng thương song thật đáng giận. Trước thực tế hai người đánh nhau, cả hai đều muốn đổ tội cho nhau nên mới cùng đến hối lộ thầy Lí mong giảm tội cho mình, đổ tội cho người. Thế cho nên mới nảy sinh thói xấu của quan tham, tạo điều kiện cho thói đục khoét. Nhưng quan trọng hơn, là chính những người bình dân này đã tạo ra cái cảnh đổi trắng thay đen: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”.

Ngày nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang nêu cao tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sống trong sạch, giản dị, chí công vô tư. Chúng ta đang tích cực đấu tranh chông tham nhũng.

Đây là một cuộc chiến gian nan, trường kì và vô cùng phức tạp, đòi hỏi tất cả mọi người, từ thầy Lí đến Cải và Ngô, từ lãnh đạo đến nhân dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Hơn bao giờ hết, nhân dân ta đều đã hiểu rằng, nếu không đẩy lùi được nạn tham nhũng thì chẳng những kinh tế đất nước không thoát được khỏi đói nghèo, mà lẽ phải, sự thật, công lí đều bị bóng đen của đồng tiền bao phủ. Là học sinh, chúng ta cũng phải sớm có ý thức chống tham nhũng, xây dựng xã hội Việt Nam trong sạch và văn minh.

Tham khảoPhân tích truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

***************

Hy vọng rằng dàn ý Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày trên đây sẽ giúp các em hoàn thành bài làm của mình một cách hoàn thiện và thuận lợi nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM