Dàn ý phân tích hình ảnh con đường trong Cố hương của Lỗ Tấn

Xuất bản: 21/05/2019

Dàn ý phân tích hình ảnh con đường trong Cố hương của Lỗ Tấn giúp các em nắm được các ý chính trong bài phân tích hình ảnh con đường ở cuối truyện ngắn Cố hương.

Dàn ý phân tích hình ảnh con đường trong Cố hương của Lỗ Tấn với các luận điểm rõ ràng cùng cách triển khai giúp các em hoàn thành bài văn phân tích hình ảnh con đường trong tác phẩm, qua đó thể hiện những hiện thực xã hội lúc bấy giờ, đồng thời bày tỏ khao khát của tác giả về sự đổi mới.

Đề bài

Phân tích hình ảnh con đường trong Cố hương của Lỗ Tấn

Dàn ý phân tích hình ảnh con đường trong Cố hương của Lỗ Tấn

1. Mở bài:

- Giới thiệu về truyện ngắn “Cố hương” và tác giả Lỗ Tấn:

- Tác giả Lỗ Tấn là một nhà văn sinh ra ở vùng Triết Giang, Trung Quốc. Văn của Lỗ Tấn thường phê phán thói lạc hậu, u mê tới mức ấu trĩ của người dân Trung Hoa thời xưa. Ông mong muốn có một cuộc cách mạng tri thức, cách mạng văn hóa sẽ tới với những con người này.

- Truyện ngắn “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn là một câu chuyện nhiều xúc động được tác giả viết nhân một chuyến về thăm lại quê hương sau hơn 20 năm xa cách.

- Truyện ngắn kết thúc bằng một câu nói vô cùng sâu sắc và để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc “Trên đời này làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

2. Thân bài:

- Con đường mà tác giả nói tới trong câu chuyện về quê hương của mình thực ra chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, nó như là một suy nghĩ mới, cách sống mới, như ngọn đuốc của nền văn minh nhằm khai sáng văn hóa, xóa đi thói ấu trĩ, mụ mị của những con người ở vùng quê lạc hậu.

- Khát khao có một con đường như thế, con đường tư tưởng. Nó xuất hiện trong suy nghĩ, hy vọng của tác về tương lai mới, mang đến cuộc sống mới cho những đứa trẻ như bé  Thủy Sinh những đứa trẻ ngây thơ, vô tội

- Con đường của sự văn minh, hạnh phúc, muốn có con đường này thì chính những con người nơi đây phải tự xây dựng cho mình, phải thay đổi suy nghĩ của mình, tạo thành lối suy nghĩ mới rồi dần dần thành suy nghĩ chính thống ăn sâu bám rễ, giống như việc hình thành một con đường.

- “Trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Ông đã khẳng định một chân lý rằng cái gì cũng có thể làm được, có thể thay đổi hình thành chỉ cần con người ta có ý chí muốn thay đổi, muốn phát triển, thì nhất định sẽ thành công.

- Lòng tin của tác giả vào một sự đổi mới rằng con đường văn hóa, văn minh con đường tri thức hạnh phúc đó sẽ xuất hiện, để những người dân nơi quê hương của ông thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn, u mê.

- Chính sự nghèo nàn, u mê đã khiến cho những người dân quê hương ông trở nên xấu xí, tham lam như hình ảnh nàng “Tây Thi đậu phụ” mà tác giả miêu tả.

- Sự nghèo khó, lạc hậu đã khiến cho hình ảnh người đàn bà này trở nên vô cùng tham lam, xấu tính.

- Hình ảnh Nhuận Thổ cũng vậy, một cậu bé đã từng vô cùng thông minh, nhưng nay thì lụ khụ như ông già, đã nghèo khổ lai càng nghèo khổ hơn.

3. Kết bài

- Hình ảnh con đường mà tác giả nhắc tới cuối câu chuyện chỉ là một hình ảnh thoáng qua nhưng nó lại có vô vàn ý nghĩa.

- Nó mở ra một chân trời mới cho những con người ở vùng quê nghèo, lạc hậu và cũng để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khó quên.

Tham khảo:

Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương

Cảm nhận về nhân vật Tôi trong Cố hương của Lỗ Tấn

Bài văn mẫu phân tích hình ảnh con đường trong Cố hương của Lỗ Tấn

Truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn kể về một chuyến thăm quê của nhà văn sau bao nhiêu năm xa cách. Cảnh vật quê đã có những thay đổi nhưng những tư tưởng lạc hậu vẫn bám rễ trong tâm hồn của những người dân nơi đây. Nhà văn đã chọn khép lại câu chuyện với hình ảnh con đường: “Trên đời này thật ra làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Đây được xem là một trong những hình ảnh gợi lên nhiều ý nghĩa sâu sắc và trăn trở nhất.

Để hiểu được ý nghĩa của hình ảnh con đường cuối truyện mà tác giả Lỗ Tấn nhắc đến chúng ta phải đặt chúng vào bối cảnh của câu chuyện. Đó là một chuyến về thăm quê của nhân vật “Tôi” sau 20 năm xa cách. 20 năm là một quãng thời gian dài. 20 năm ấy cảnh vật quê cũ đã có biết bao nhiêu thay đổi, con người cũng thay đổi. Nhưng dường như những sự thay đổi đó theo chiều hướng tiêu cực đi xuống. Cảnh vật như tiêu điều, xơ xác hơn. Đặc biệt, có những hủ tục, lạc hậu vẫn bám rễ trong tâm hồn của con người nơi đây. Những tư tưởng ấy kìm kẹp sự phát triển khiến cho con người nơi đây mãi nghèo đói, u tối và lạc hậu.

Chuyến trở về cố hương gợi nhớ cho nhân vật tôi bao nhiêu kỉ niệm đẹp. Đó là kỉ niệm với người bạn thuở thiếu thời Nhuận Thổ, với nàng Tây Thi đậu phụ, là kỉ niệm về những trò chơi tinh nghịch. Nhưng mọi thứ chỉ còn đẹp trong kỉ niệm bởi thực tế mọi thứ đều đã thay đổi. Nàng Tây Thi đậu phụ đáng yêu, mảnh khảnh khi xưa nay đã trở thành một bà cô béo phì, chanh chua, tính tình hay tay máy. Cậu thiếu niên Nhuận Thổ nhanh nhẹn, dễ thương khi xưa nay đã trở nên già nua trước tuổi, đói khổ cùng với những tư tưởng cũ kỹ lạc hậu. Tất cả đều gợi lên một bức tranh buồn man mác trong ngày trở lại cố hương.

Trong khung cảnh đó, nhân vật tôi muốn khép lại câu chuyện bằng hình ảnh con đường với một câu đầy ngụ ý: “Trên đời này thật ra làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi” Nhân vật tôi đã gửi gắm trong hình ảnh con đường cuối truyện những suy nghĩ, ước mong của mình. Nhân vật hi vọng có một con đường mới văn minh hơn để đưa những con người ở vùng quê ấy ra khỏi những đói nghèo, lạc hậu để có một cuộc sống tốt hơn. Hình ảnh con được là hình ảnh tượng trưng cho những ước vọng đó. Hiện tại, những con người ở cố hương đang trong một lối mòn, đang đi con đường cũ không thể thoát ra khỏi những hủ tục chỉ khiến con người ta trở nên nghèo đói, tối tăm hơn. Nhân vật mong rằng mọi người có đủ can đảm để tìm ra một con đường mới để giải thoát đói nghèo, lạc hậu. Con đường mới đó là con đường của tự do, hạnh phúc, của hạnh phúc. Điều quan trọng là cần phải có người mở đường, khai sáng lối đi mới cho mọi người đi theo.

Điều mà nhân vật tôi muốn gửi gắm qua hình ảnh con đường không chỉ là dành cho người dân ở làng quê cũ. Hơn hết, đó còn là gửi gắm, nhắn nhủ đến cả thực trạng của các làng quê Trung Hoa thời bấy giờ đang chìm trong u tối, lạc hậu. Tất cả cần phải có một con đường mới, con đường của cách mạng do chính mọi người tạo ra để thay đổi thực tại đáng buồn.

Như vậy, có thể thấy chỉ với một hình ảnh về con đường thôi mà tác giả đã gửi gắm trong đó biết bao ý nghĩa, bao trăn trở. Hình ảnh về con đường khép lại trong câu chuyện nhưng mở ra rất nhiều những chân trời mới cho người dân Trung Hoa thời đó và cả những chân trời mới cho người đọc.

*********

Hy vọng rằng dàn ý phân tích hình ảnh con đường trong Cố hương của Lỗ Tấn cùng bài mẫu tham khảo trên đây sẽ giúp các em hoàn thành bài làm của mình một cách hoàn thiện và thuận lợi nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM