Dàn ý nghị luận xã hội về sự thấu cảm

Xuất bản: 31/03/2019 - Tác giả:

[Văn mẫu 12] Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết bài nghị luận xã hội bàn về sự thấu cảm, ý nghĩa của thấu cảm trong cuộc sống hôm nay.

Mục lục nội dung

Dàn ý bàn về sự thấu cảm trong cuộc sống hôm nay

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự thấu cảm trong cuộc sống hôm nay

II. Thân bài

1. Giải thích

- Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ.

2. Bàn luận về vấn đề

- Ý nghĩa to lớn của sự thấu cảm với cuộc sống con người và xã hội

+ Ý nghĩa với cá nhân người có khả năng thấu cảm: có thể thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Qua đó, ta sẽ được mọi người tin cậy, yêu thương. Đó chính là chìa khoá của thành công và hạnh phúc.

+ Ý nghĩa đối với những người xung quanh: Mọi người khi nhận được sự cảm thông, sẻ chia trong những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống sẽ vơi nhẹ nỗi buồn, có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.

+ Ý nghĩa với xã hội: Tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương.

+ Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.

+ Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.

+ Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.

+ Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách.

- Biểu hiện của sự thấu cảm:

+ Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.

+ Đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.

- Bình luận mở rộng:

+ Phê phán những biểu hiện của những người chỉ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.

+ Phản biện: Thấu cảm không có nghĩa là chúng ta bao che cho những hành vi xấu, ác (đạo đức, pháp luật) của người khác.

- Bài học nhận thức:

+ Ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông.

+ Biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh. "Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau".

+ Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.

+ Hãy biết đặt mình vào người khác, không tùy tiện phán xét người khác.

=> Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ đó có sự thấu cảm trong cuộc sống.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vai trò to lớn của sự thấu cảm trong cuộc sống con người, mang con người đến gần nhau hơn

» Tham khảo thêm:

Bài văn mẫu hay nghị luận về sự thấu cảm trong cuộc sống

Kinh tế ngày càng phát triển. Đời sống của người dân ngày một tăng cao, cuộc sống đã ngày một xa vời với hồi ức của những năm tháng chiến tranh, cả dân tộc ta một lòng đoàn kết hướng về sự độc lập dân tộc, để rồi khi hòa bình lập lại, nhân dân ta lại một lần nữa chứng tỏ sự đồng lòng toàn dân cùng nhau vượt qua những khó khăn để vươn lên những ngày tháng cuộc sống có thể ăn no mặc ấm, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên ngày gian khó, người với người lại yêu thương, đùm bọc nhau mọt cách chân thành mà khi cuộc sống đủ đầy, người với người trái tim sao lại xa cách nhau vậy. Con người ngày càng mất dần sự thấu cảm dành cho nhau.

Trong cuộc sống, triết lý về cuộc đời có vô vàn, nhưng câu nói mà tôi thấy tâm đắc và thấm thía nhất, đó là “Ở trên đời, người với người sống để yêu thương”, thế nhưng, con người ta lại càng ngày càng tính toán thiệt hơn với nhau, và với bất cứ sự lên tiếng nào họ cũng quy hết vào do nhu cầu cơm, áo, gạo, tiền, guồng quay cuộc sống, người ta chỉ yêu chính bản thân mình hoặc chỉ quan tâm đến chính bản thân mình, họ vẫn mặc định sống phải vì bản thân.Hơn chút họ dành thêm sự quan tâm đến người mà họ yêu thích. Tôi cảm thấy rất buồn khi người ta khuyên nhau “Càng biết nhiều thì càng khổ, hãy nhớ điều đó”. “Không nên lo chuyện bao đồng”, “Việc của tôi không cần người khác quan tâm”…Con người vô cảm dần đều và rồi không còn sự thấu hiểu dành cho nhau.

Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Hiểu họ, đồng cảm với họ,. Con người với con người gần nhau thêm về mặt tình cảm, đồng điệu để sẻ chia. Thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét.

Sự thấu cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, Tổng hòa, nó là thước đo quyết định ý nghĩa của cuộc sống. Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, tình yêu thương, nhờ có sự thấu cảm mà con người có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn về người khác, từ đó biết nghĩ cho người, sống vì người. Sự thấu cảm là mang con người xích lại gần nhau.Sự thấu cảm cũng là cơ sở, nền tảng để người ta không ngừng trau dồi vốn sống và hoàn thiện nhân cách bản thân.Có thể thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Qua đó, ta sẽ được mọi người tin cậy, yêu thương. Đó chính là chìa khoá của thành công của hạnh phúc.

Mọi người khi nhận được sự cảm thông, sẻ chia trong những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống sẽ vơi nhẹ nỗi buồn, có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách ấy. Tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương. Dù đó chỉ là những điểu nhỏ nhặt nhất, nghĩ cho cha mẹ đã vất vả nuôi vấng mình khôn lớn để biết chi tiêu tằn tiện, đỡ đần bố mẹ, với những người lớn tuổi trong gia đình, hãy thường xuyên trở về thăm và trò chuyện cùng họ. Những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn hơn ta, không giúp đỡ được gì cho họ thì ít nhất ta đừng nên dè bỉu, khinh miệt họ. Những nơi gặp thiên tai, bão lũ, hãy chia sẻ với họ những điều mình có thể giúp họ để họ vơi bớt sự khó khăn. Hay trên đường đi hãy giúp đỡ trẻ em, người già qua đường. Đi trên xe buýt, hãy biết nhường ghế. Đừng xả rác bừa bãi, đừng mặc định rằng sẽ có cô lao công quét dọn. Những hành vi ấy nếu được thể hiện bằng hành động thì sẽ trở thanhg những người có khả năng thấu cảm, biết đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn thế giới bằng con mắt của người khác để hiểu được suy nghĩ của mọi người, cảm được cảm xúc của mọi người và từ đó họ đã tự giúp bản thân mình có một cuộc sống giàu ý nghĩa.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn vô số hình ảnh không đẹp mắt vì sự vô cảm của con người. Trên đường giao thông thấy người gặp nạn dửng dưng quay đi, thấy những cảnh đánh nhau không biết can ngăn lại còn cợt nhạt lấy điện thoại ra chụp choẹt, quay clip. Coi khinh những tầng lớp dưới mình…Không cần biết đúng sai, những tin tức trên đài báo, kể cả giật tít câu view nhưng cư dân mạng vẫn không tỉnh táo, về dường như chỉ cần biết tin qua những nội dung báo chí để rồi hùa theo chỉ trích người khác… Những người như vậy thật thờ ơ, vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.

Tuy nhiên, phải biết thấu cảm với mọi người không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng hành động cụ thể. Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.

Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ trái tim mình. Hãy có những hành động đẹp để thấy trái tim ta biết yêu thương.

/***/

Đừng quên tham khảo những bài văn mẫu hay lớp 12 khác tại thư mục tài liệu Văn mẫu 12 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tuyển chọn. Chúc các bạn luôn học tốt !

Dàn ý nghị luận xã hội về sự thấu cảm

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM