Dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường

Xuất bản: 15/05/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho đề văn nghị luận bàn về đức tính khiêm nhường trong cuộc sống hiện nay (có bài văn mẫu tham khảo)

Dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường - Tổng hợp một số mẫu dàn ý hay và bài văn tham khảo bàn về ý nghĩa của đức tính khiêm nhường trong cuộc sống.

Một số mẫu dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường

Dàn ý 1:

I. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu về đức tính khiêm nhường.

- Nêu nhận định, đánh giá của bản thân về vấn đề này (là một phẩm chất đáng quý, quan trọng,...).

II.  Thân bài

1. Giải thích ý kiến

- Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn, không dành cái hay, cái lợi về mình.

- Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người.

2. Bàn luận

* Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống

- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

- Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ:

+ Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ... Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà tranh giành nhau mà đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm.

+ Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo... Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác.

* Vì sao cần phải khiêm nhường?

- Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.

- Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục.

* Mở rộng, phản đề

- Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn, coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác.

- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.

- Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

III. Kết bài

- Khái quát lại nhận định của bản thân về đức tính khiêm nhường.

- Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.

Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa - một hình tượng, tấm gương sáng về đức tính khiêm nhường.

Dàn ý 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề: đức tính khiêm nhường

Ví dụ: Trong xã hội hiện đại, để hòa nhập và phát triển bản thân, con người cần không ngừng rèn luyện, hoàn thiện mình, đó là những kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử và cả những phẩm chất đạo đức cần thiết. Một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi con người cần hướng đến tu rèn cho bản thân, đó chính là sự khiêm nhường.

II. Thân bài

– "Khiêm nhường” là thái độ không tự đề cao mình, biết đánh giá đúng mực ở bản thân, luôn có ý thức học hỏi người khác.

– Những người có đức tính khiêm nhường thường hòa nhã, thân thiện, biết lắng nghe, tôn trọng người khác hơn là việc tự đề cao, tự mãn với những gì mình đạt được.

– Những người có đức tính khiêm nhường sẽ không ngừng học hỏi để hoàn thiện mình, bởi họ biết các tôn trọng, học hỏi những điều hay, lẽ phải ở người khác để phát triển, đồng thời có ý thức khắc phục những hạn chế.

– Khiêm nhường là một đức tính đẹp, cần phải có trong thái độ sống của con người hiện đại.

– Con người là chủ nhân của mọi thành tựu văn minh nhưng xét trên góc độ cá nhân thì không một ai có thể khẳng định mình hoàn hảo.

– Biết khiêm nhường chúng ta sẽ biết cách học hỏi để hoàn thiện bản thân, mở rộng hơn cho vốn hiểu biết của mình.

– Thái độ sống tốt đẹp này có thể giúp chúng ta duy trì những mối quan hệ tốt đẹp, tạo thiện cảm với những người xung quanh.

– Trong cuộc sống, tự tin về bản thân là tốt nhưng nếu quá tự mãn về những thành tựu mình đạt được, con người sẽ ngủ quên trong chính những vinh quang của mình.

– Khiêm nhường cũng không có nghĩa là tự ti, xem nhẹ bản thân mình vì con người sẽ chẳng thể thành công nếu như chính bản thân họ cũng không tin vào mình.

– Vì vậy hãy cố gắng hoàn thiện bản thân bản thân bằng cách khiêm nhường, ham học hỏi nhưng cũng cần có ý thức phấn đấu, vươn lên để hướng đến sự tiến bộ, tích cực.

III. Kết bài

- Nhận xét về giá trị của khiêm nhường: Khiêm nhường là một trong những đức tính quan trọng giúp hoàn thiện giá trị đạo đức của con người.

Có thể bạn cũng quan tâmNghị luận xã hội về cách hoàn thiện bản thân

Dàn ý 3:

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: bàn về đức tính khiêm nhường

Ví dụ: Một bông hoa sẽ trở nên đẹp đẽ trước mắt người xem khi nó tỏa ngát hương thơm với những màu sắc và vẻ đẹp tượng trưng của mình, và một con người thật sự trở nên đẹp trước mắt người khác khi con người đó tồn tại nhiều đức tính tốt hơn là xấu. Một trong những đức tính tốt làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người đó chính là đức tính khiêm nhường.

II. Thân bài

1. Giải thích ý kiến

- Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn,  không dành cái hay, cái lợi về mình.

- Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người.

2. Bàn luận

* Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống

- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

- Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ

+ Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ... Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà tranh giành nhau mà đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm.

+ Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo... Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác.

* Vì sao cần phải khiêm nhường?

- Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.

- Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục.

* Mở rộng, phản đề

- Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn,coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác.

- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.

- Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

III. Kết bài

- Sứ đồ Phao-lô từng nói “Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng”. Chẳng phải khiêm nhường cũng là nhẫn nại, nhân từ, không ghen tị, khoe mình hay kiêu căng đấy sao? Vậy hãy khiêm nhường để đem tình yêu ấy không phủ khắp thế gian cũng phủ khắp cuộc sống của chính mình.

     Với những mẫu dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường chi tiết trên đây, các bạn có thể lựa chọn bất kì dàn ý nào mà mình cảm thấy dễ triển khai nhất hoặc có thể sáng tạo thêm theo ý kiến chủ quan để nội dung bài nghị luận thêm sinh động, nhiều màu sắc. Có thể tham khảo bài văn mẫu bàn về đức tính khiêm nhường dưới đây để nắm vững cách triển khai bài văn của mình.

Bài văn mẫu nghị luận về đức tính khiêm nhường

Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lí một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người.

Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là "cơ sở vật chất” cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái neo” để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo” này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay.

Trong quá trình nhận thức, tính khiêm tốn thể hiện ở khả năng tự tranh luận, tự phê phán những nhận định, suy đoán mà bản thân mình phát hiện ra, so sánh đối chiếu với mọi lí luận trước đây đã được phát biểu… Phẩm chất này giúp chúng ta tránh được sự chủ quan, bất cẩn, hời hợt và phiến diện trước khi công bố những kết luận cuối cùng của mình.

Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ “đao to búa lớn” hay “cao siêu huyền bí”. Ở đây, chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang:

"Khí kiêng nhất sự hung hăng

Tâm kiêng nhất sự hẹp hòi

Tài kiêng nhất sự bộc lộ"

Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là "nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người", không quá tự tin hay độc quyền chân lí, luôn "kính trên nhường dưới". Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác – nhất là đối với người lớn tuổi, cấp trên. Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lí. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn, như Bác Hồ dạy, đó là – "thắng không kiêu, bại không nản". Để có đức tính khiêm tốn, mỗi người đều phải có sự tu dưỡng, rèn luyện.

Thứ nhất, do khiêm tốn xuất phát từ chữ lễ, mà trong chữ lễ thì trung chính đóng vai trò cốt tử. Vì vậy, chữ trung chính cũng đóng vai trò trọng yếu trong tính khiêm tốn. Điều này hàm ý rằng, để rèn luyện được tính khiêm tốn, vai trò trong việc nhận thức và ứng xử một cách đúng vị, đúng mực, đúng lúc và đúng nơi là vô cùng quan trọng.

Thứ hai, trong cuộc sống không có gì là hoàn toàn lí tưởng tuyệt đối, bất công bằng là điều vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc rèn chữ nhẫn là yêu cầu trước tiên cần phải được chú ý thực hiện.

Thứ ba, rèn luyện tính khiêm tốn phải được thực hiện trong cuộc sống thường ngày, từ những việc nhỏ nhất. Ngạn ngữ của Nga có câu: "Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách và tính cách sẽ quyết định số phận"; cộng với tinh thần cầu tiến, luôn luôn học hỏi, không ngừng phấn đấu vươn lên, không ngừng hoàn thiện nhân cách, kiên tâm trì chí chúng ta sẽ rèn được đức tính khiêm tốn.

Thứ tư, tính bốc đồng là một trạng thái tình cảm phải hết sức cảnh giác. Chính nó dễ làm cho chúng ta, từ một người điềm đạm, khiêm tốn bỗng chốc trở nên kiêu căng, tự phụ, ăn nói thiếu giữ gìn lúc nào không biết. Chúng ta dễ trở nên bốc đồng khi chưa có sự chuẩn bị về mặt tâm lí lúc tiếp nhận những tình huống "thuận lợi bất ngờ” như: được nâng lương, đề bạt, trúng số, nhận thừa kế… và cả trong khi rượu bia, yến tiệc no say.

Thứ năm, tuy không đồng nhất nhưng lại có mối liên quan hết sức chặt chẽ với tính khiêm tốn đó là tính trung thực. Trung thực với mình, trung thực với người cũng là biểu hiện một phần của tính khiêm tốn. Vì vậy, cần phải rèn luyện tính trung thực, như một sự bổ trợ cần thiết cho tính khiêm tốn.

Cuối cùng, yêu cầu lớn hơn cả là bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu "thắng không kiêu, bại không nản" trên suốt hành trình tranh đấu, vượt qua mọi khó khăn và thành công nhất thời để vươn tới mục tiêu cao đẹp cuối cùng.

-/-

Trên đây là tổng hợp những mẫu dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường chi tiết nhất mà Đọc Tài Liệu đã sưu tầm được gửi tới các bạn tham khảo. Hi vọng sẽ rất hữu ích trong quá trình rèn luyện môn tập làm văn, đặc biệt với đề bàn về tính khiêm nhường. Chúc các bạn học tốt !

Tuyển tập Văn mẫu hay lớp 9 / Đọc Tài Liệu

Dàn ý nghị luận về đức tính khiêm nhường

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM