Dàn ý nghị luận Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ

Xuất bản: 06/05/2019 - Cập nhật: 07/05/2019 - Tác giả:

[Văn mẫu 12] Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết đề văn nghị luận về câu nói của Nam Cao: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ.

Dàn ý Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ - Tổng hợp một số mẫu dàn ý hay nghị luận bàn về ý kiến "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ".

Dàn ý ngắn gọn nhất
nghị luận Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ

Dàn ý ngắn gọn 1:

1. Mở bài

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: quan niệm về kẻ mạnh của Nam Cao "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ".

2. Thân bài:

- Giải thích:

+ Kẻ mạnh không phải là kẻ chứng tỏ sức mạnh bằng những hành động độc ác, chà đạp người khác. Người mạnh là người dùng sức mạnh, khả năng của mình để giúp đỡ, yêu thương người khác.

+ Người mạnh là người có tài năng và biết dùng khả năng, tài năng ấy để gánh vác trách nhiệm, hi sinh, giúp đỡ (bảo bọc, yêu thương, quan tâm, chia sẻ khó khăn…) người khác.

- Bình luận:

+ Bênh vực kẻ yếu, đó là phẩm chất cao quý đáng được tôn vinh ở “kẻ mạnh”

+ Lên án, phê phán những kẻ sống bất nhân, lấy sức mạnh, tài năng của mình chà đạp người khác.

(Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ ý)

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Lời nhận định là một phương châm sống cao đẹp, nâng đỡ con người hướng thiện, nói lên trách nhiệm của con người đối với cuộc sống.

+ Rèn luyện lối sống: dùng tài năng, khả năng của mình để làm những việc tốt đẹp.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại tính đúng đắn của quan niệm

- Liên hệ bản thân

Dàn ý ngắn gọn 2

1. Mở bài

- Giới thiệu ý kiến: Trong xã hội hiện nay, để mang đến lợi ích cho bản thân, thỏa mãn khát khao thể hiện bản thân mà nhiều người không ngại giẫm đạp lên sự bất hạnh của người khác. Bàn về vấn đề này có ý kiến cho rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

2. Thân bài

– “Kẻ mạnh” là người có sức mạnh, người chiếm ưu thế hơn trong cuộc sống.

–> “Kẻ mạnh” trong câu nói không chỉ mang ý nghĩa về mặt sức lực, vị thế mà còn ẩn dụ cho cách hành xử, thái độ của con người đối với những người xung quanh.

– Câu nói được một mặt phủ định việc ức hiếp, chà đạp người khác để thỏa mãn cho những nhu cầu của bản thân, một mặt khẳng định việc giúp đỡ, người khác mới đích thực là “người mạnh”.

– Xét trong phạm vi cá nhân cũng vậy, con người dù tài giỏi, năng lực đến đâu cũng sẽ không có ý nghĩa nếu như chỉ biết ích kỉ giẫm đạp lên người khác để phát triển.

– Người mạnh thực sự không chỉ nằm ở yếu tố tự thân mà còn ở cách hành xử với những người xung quanh.

– Với mỗi cá nhân, đó chính là ý thức giúp đỡ, tương trợ để cùng chung sống với những người xung quanh, mà hành động ấy được xuất phát từ tình thương, lòng vị tha.

– Câu nói đã khẳng định sức mạnh thực sự của con người được làm nên từ chính cách hành xử với người khác.

– Để nâng cao giá trị bản thân thì con người cần tôn trọng giá trị của người khác; luôn có ý thức quan tâm, bảo vệ người khác .

3. Kết bài

- “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình” là lời đánh giá đúng đắn trên cơ sở thực tiễn của mối quan hệ giữa con người với con người.

Có thể tham khảo thêmBài văn mẫu nghị luận Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ

Một số dàn ý chi tiết
nghị luận về câu nói của Nam Cao

Dàn ý chi tiết 1:

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề (cách mở bài gián tiếp): Từ xa xưa cha ông ta đã có khái niệm về kẻ mạnh - kẻ yếu, thắng làm vua”. Hay từ thuở ấu thơ ta xem phim hoạt hình vẫn luôn có kẻ mạnh, kẻ yếu, và kẻ mạnh thường là người bảo vệ kẻ yếu…

- Trích dẫn câu nói: Quan niệm của Nam Cao về kẻ mạnh là: “Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình".

2. Thân bài:

a) Giải thích

+ Kẻ mạnh: ở đây là người mạnh mẽ. Có thể là mạnh mẽ về thể chất, hoặc về tâm hồn, hoặc cả hai. Kẻ mạnh có bản lĩnh đối diện với cuộc sống và cả sự ích kỉ của bản thân. Kẻ mạnh là kẻ đạt được mục tiêu của đời mình.

+ “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ”: Là kẻ vươn lên không phải bằng cách lợi dụng người khác, gian lận, bán rẻ danh dự vì mục đích tầm thường..

+ “Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”: Theo Nam Cao, một kẻ mạnh chân chính được công nhận là người vươn lên cùng với những người khác, giúp đỡ hỗ trợ tất cả vì một mục đích tốt đẹp

(Dẫn chứng)

b) Bàn luận

- Tục ngữ có câu “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” - chỉ những kẻ làm mọi cách vì mục đích ích kỉ cho bản thân mình.

- Lịch sử đã để lại nhiều câu chuyện về những kẻ ích kỉ lấn át chân lí vì lợi ích cá nhân, vì mưu đồ của chính mình: Nhà thiên văn Bruno chỉ ra sai lầm của thuyết Địa tâm và công bố thuyết Nhật tâm của mình, đã bị những chính đồng loại thiêu sống do chối bỏ một số giáo lí Công giáo nền tảng ….

- Ngày nay, tiêu cực từ việc nhỏ nhất là “chạy” trường mẫu giáo, rồi xin điểm, xin số xe,… công bằng từ đó có sự chênh lệch

- Tại sao kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình?

+ Sức mạnh không đến từ việc đánh bại hay thậm chí huỷ diệt kẻ khác. Bởi không ai nhìn nhận một kẻ chiến thắng bằng cách hèn hạ là kẻ mạnh.

+ Sức mạnh chỉ thực sự là sức mạnh khi nó có ý nghĩa tích cực. Đem sức mạnh của mình nâng đỡ người khác và tự vực dậy chính mình vượt qua những cám dỗ, những ích kỉ tầm thường của bản thân - đó mới là kẻ mạnh. Bởi sa vào những cám dỗ thì quá dễ dàng, còn để làm một kẻ mạnh chân chính thì cần không biết bao nhiêu nỗ lực, để phần lí trí “người” chiến thắng phần “thú” bản năng…

c) Phản đề:

- Mọi khái niệm đều là tương đối.

- Không phải tất cả những kẻ “giúp đỡ kẻ khác trên vai của chính mình” đều là kẻ mạnh, đó có thể là một kẻ bị lợi dụng, một kẻ nhu nhược. Kẻ mạnh là phải vươn lên. Không chỉ nâng đỡ kẻ khác, mà còn tự mình vươn lên.

- Và không phải tất cả những kẻ “dẫm lên vai kẻ khác” đều không là kẻ mạnh. Cuộc sống là một cuộc đua, cạnh tranh khắc nghiệt. Có đôi khi, không cạnh tranh giành lấy phần thắng, thì đồng nghĩa với chết…

3. Kết bài:

- Khẳng định quan niệm của Nam Cao là đúng nhưng chưa đủ…

- Liên hệ bản thân

Ví dụ: Quan niệm của Nam Cao là cách sống nên có của mỗi người hiện nay. Bởi lẽ trong bất cứ ai cũng có sức mạnh tiềm tàng để mang lại những điều tốt đẹp đến cho bản thân và những người xung quanh. Sức mạnh nên được khai thác triệt để, bất kì ai cũng có thể là kẻ mạnh, bất kì ai cũng có thể là người chiến thắng, một chiến thắng khiến người ta tâm phục khẩu phục chứ không phải là chiến thắng bằng cách “giẫm lên vai người khác”….

Dàn ý chi tiết 2:

1. Mở bài

- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Trích dẫn câu nói: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình

2. Thân bài

- Giải thích: (từ khó và cả câu)

- Quan niệm về “kẻ mạnh” được diễn đạt qua cách nói hình ảnh:

+ Không phải là “giẫm lên vai kẻ khác”: sức mạnh của con người không chỉ đo bằng sức mạnh cơ bắp, ỷ vào sức mạnh cơ bắp mà lấn ép, chà đạp người khác.

+ Mà là “giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”: Sức mạnh con người được đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp của lòng vị tha.

=> Ý nghĩa của cả câu nói: theo Nam Cao “Kẻ mạnh” là người biết giúp đỡ người khác, nâng đỡ người khác vươn lên, luôn sống vì người khác…. Đó là người có nhân cách đáng quý, đáng được trân trọng.

- Bàn luận

+ Những biểu hiện

+ Những biểu hiện của “kẻ mạnh” trong mối quan hệ với khách quan cuộc sống

  • Trong quan hệ gia đình: yêu thương, trách nhiệm, hy sinh. (Câu chuyện cảm động về người cha Nông Văn Vinh, sinh năm 1974 (xã Đông Đạt, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) hàng ngày dù nắng hay mưa cũng đều đặn cõng con gái là Nông Hoài Hương, sinh năm 1999 đến trường học cái chữ)
  • Trong quan hệ bạn bè: giúp đỡ cùng tiến bộ, chia sẻ khó khăn, điểm tựa tinh thần ... (Câu chuyện và bạn Nguyễn Thị Lân, học sinh lớp 11B8, trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa 9 năm cõng bạn đến trường.)
  • Trong quan hệ xã hội: bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ người hoạn nạn, hành động nghĩa hiệp chống cái ác… ( Những chiến sĩ công an quên mình vì dân, anh bộ đội cứu hàng chục dân giữa dòng lũ dữ cuối cùng đuối sức bì nước cuốn trôi...)

+ Kẻ mạnh trong mối quan hệ chủ quan:

  • Với bản thân: dám đương đầu với khó khăn, thử thách, vượt lên nghịch cảnh…(Dẫn chứng: Pa-ven Cooc-sa-ghin (Thép đã tôi thế đấy)…)

+ Câu nói chứa đựng một quan niệm đúng đắn và sâu sắc về nhân cách, về lẽ sống; đặt ra vấn đề trách nhiệm của mỗi người đối với đồng loại, với cuộc sống.

+ Đặt trong bối cảnh cuộc sống ngày nay, câu nói trên càng có ý nghĩa – khi mà nạn bạo hành trong gia đình, nạn bạo lực trong học đường, nạn côn đồ hoành hành … đang là những vấn đề bức xúc của xã hội.

+ Phê phán lối sống ích kỉ, giẫm đạp lên cuộc sống người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, hiếu thắng của mình.

- Bài học nhận thức và hành động

+ Biết yêu thương, giúp đỡ, cảm thông mọi người xung quanh; định hướng cho mình một quan niệm sống tốt đẹp.

+ Mỗi người cần phải có ý thức rèn luyện ý chí, nghị lực, sức mạnh… để bản thân có thể vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Từ đó, có thể hoàn thiện nhân cách, có khả năng giúp đỡ người khác, sẽ được mọi người yêu mến và  tôn trọng.

3. Kết bài

- Nhận xét chung về vấn đề được đặt ra trong câu nói

- Bài học cho mỗi cá nhân và mở rộng vấn đề nghị luận bằng suy nghĩ, tình cảm, sự liên tưởng của mỗi người.

Trên đây là một số mẫu dàn ý cơ bản và dàn ý chi tiết nghị luận về ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Tham khảo thêm các dàn ý và bài văn mẫu khác tại mục tài liệu Văn mẫu 12 để tự rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận.

Dàn ý nghị luận Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM