Nội dung ở bài viết này sẽ giúp các em nhận diện các phong cách ngôn ngữ trong một văn bản dễ hơn nhờ những đặc điểm nhận biết.
Đây là những kiến thức quan trọng giúp các em học sinh 12 làm tốt hơn phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn.
Đặc điểm nhận diện các phong cách ngôn ngữ
1. Phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ khoa học được dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
Tham khảo hướng dẫn soạn bài phong cách ngôn ngữ khoa học
2. Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn)
Phong cách ngôn ngữ báo chí - kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.
3. Phong cách ngôn ngữ chính luận
Phong cách ngôn ngữ chính luận dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
Tham khảo hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận
4. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật dùng chủ chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện...
5. Phong cách ngôn ngữ hành chính
Phong cách ngôn ngữ hành chính được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
Xem thêm bài hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính
6. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt... trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân.
Tham khảo bài hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Sưu tầm.