Con Rồng cháu Tiên

Tài liệu học tập truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên trong chương trình môn ngữ văn lớp 6 gồm phần hướng dẫn soạn bài và tuyển chọn những bài văn mẫu hay nhất

Tìm hiểu chung về tác phẩm

Thể loại: Truyền thuyết

Là loại truyện dân gian tuyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

Tóm tắt truyền thuyết con rồng cháu tiên

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Bố cục truyền thuyết con rồng cháu tiên

Chia làm 3 đoạn

Đoạn 1. Từ đầu..."Long Trang": Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Đoạn 2. Tiếp theo..."lên đường": Chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ và cuộc chia tay, chia con với Lạc Long Quân.

Đoạn 3. Còn lại: Giải thích nguồn gốc con Rồng cháu Tiên

Đọc - hiểu văn bản

Tham khảo chi tiết tại soạn bài con rồng cháu tiên

Nhân vật Lạc long Quân và Âu cơ: Đều là thần

Nguồn gốc, hình dạng, tài năng

Nội dungLạc Long QuânÂu Cơ
Nguồn gốc cao quýCon trai Thần Biển, nòi Rồng, quen sống dưới nướcCon gái Thần Nông, dòng Tiên, ưa sống trên cạn
 Hình dạng Mình Rồng, khôi ngô Xinh dẹp, duyên dáng
 Sự nghiệp mở nước (tài năng) phi thường Vô địch, nhiều phép lạ, diệt trừ yêu quái, dạy dân làm ăn Dạy dân phong tục, lễ nghi

Kết duyên và sinh nở

Sự kết hợp tuyệt vời những gì đẹp nhất của thiên nhiên và con người, của hai giống nòi đẹp đẽ, tài giỏi và phi thường.

Chi tiết “cái bọc trăm trứng nở trăm con”: Hình tượng “một bọc” nghĩa là người Việt Nam là cùng một mẹ sinh ra. Một bọc tiếng Hán - Việt nghĩa là “đồng bào”. Nguồn gốc chúng ta thật cao đẹp, là con cháu rồng tiên, là kết quả của một tình yêu đẹp - mối lương duyên Tiên - Rồng.

Chia tay và chia con

50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên non. Khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau.

⇒ Giải thích nguồn gốc các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp đất nước. Phản ánh nhu cầu khai phá và gây dựng các miền đất nước. Thể hiện tinh thần đoàn kết

Ý nghĩa các chi tiết tưởng tượng, kì ảo

Khái niệm

Chi tiết hoang đường, kì ảo được hiểu là chi tiết không có thật, được các tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.

Ý nghĩa

Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.

Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc. Qua đó, thêm tự hào, tôn kính dân tộc, tổ tiên…

Tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.

Tổng kết

Nội dung

Nắm được định nghĩa truyền thuyết.

Truyện con rồng cháu tiên nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc nòi giống và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt

Nghệ thuật

Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
 

Kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên

Kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên

Kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên. Hướng dẫn cách kể diễn cảm bằng lời văn của em câu chuyện Con Rồng cháu Tiên giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam.