Cùng tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích thông qua việc trả lời câu hỏi trong bài học Ngữ Văn 9 sách Cánh Diều.
Câu hỏi 6 trang 46 SGK Ngữ Văn 9 Cánh Diều tập 1
Em hãy chuyển nội dung 14 dòng thơ đầu thành một đoạn văn xuôi.
Trả lời
Cách 1
Bước chân vào lầu Ngưng Bích thì Thúy Kiều đã biết rằng nơi này sẽ chôn vùi cả tuổi xuân tươi đẹp của mình. Đứng trên lầu cao nhìn ra xung quanh, Thúy Kiều chỉ thấy dãy núi trập trùng và mảnh trăng xa vắng, nhìn thì xa ngút tầm mắt nhưng thực ra chúng cũng chỉ ở chung một vòm trời với Thúy Kiều. Xung quanh Thúy Kiều là bốn bề bát ngát, những cồn cát vàng, những bụi hồng gai đang. Nhìn những cảnh vật như xa, như gần, như hư, như thực xung quanh, Thúy Kiều càng thấm thía sự nhỏ bé và nỗi cô đơn đến cùng cực của bản thân. Sống ở lầu Ngưng Bích, nàng đã sống một cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa, bị giam cầm cả về thể xác và tâm hồn. Thúy Kiều đau đớn cho phận mình, biến cố ập đến khiến nàng mất đi tất cả: tình yêu, hạnh phúc và cả tự do. Không chỉ bị Mã Giám Sinh lừa mà Thúy Kiều còn lưu lạc đến chốn hồng trần, muốn thoát ra nhưng lại chẳng có cách nào. Dường như cảnh vật xung quanh cũng đồng cảm với nỗi đau của Thúy Kiều, cành cỏ ngọn cây đều mang sự u sầu, nhìn chúng càng cảm thấy trống trải, cô đơn, khắc khoải. Thúy Kiều nhớ về những ngày tháng bình yên và hạnh phúc xưa kia, nhớ về cuộc gặp gỡ tình cờ và mối lương duyên với Kim Trọng. Chàng là mối tình đầu của Thúy Kiều, là người đã cùng Thúy Kiều thề hẹn ước nguyện. Tình yêu của nàng dành cho Kim Trọng chưa từng đổi thay, thế nhưng giờ đây đã không còn xứng với tình yêu của chàng nữa. Thúy Kiều lại nhớ về cha mẹ mà lòng xót thương, những người sinh thành nhưng giờ Thúy Kiều lại không thể phụng dưỡng, chăm sóc lúc về già.
Cách 2
Vì để cứu cha nên Thúy Kiều đã phải hy sinh bản thân mình. Nàng bị Mã Giám Sinh lừagạt, bị Tú Bà ép tiếp khách làng chơi, chính vì nàng đã tìm đến cái chết. Có lẽ vì sợ mất tiền cũng như danh tiếng nên tú Bà vội khuyên can, vờ hứa hẹn, chăm sóc Thuý Kiều. Mụ đưa Thuý Kiều đến sống ở lầu Ngưng Bích. Nàng sống ở đó như bị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích là chiếc lầu hoang vắng, nằm trơ trọi giữa bốn bề mênh mông trời nước. Nó rất cao, cho nên từ trên lầu nhìn ra chỉ thấy mây mù, cồn cát bụi bay mù mịt. Nàng sống ở đó chẳng có bạn có bè, lủi thủi một mình suốt đêm. Không gian càng xa rộng, lòng người càng thêm trống trải, đau buồn. Sự tuần hoàn của thời gian, sự đằng đẵng mỏi mòn, càng thêm vô vọng. Tâm trạng của Kiều đầy đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa. Nàng nhớ đến Kim Trọng- người đàn ông nàng yêu nhất. Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nàng thương xót cho cha mẹ suốt ngày trông ngóng tin con.
Cách 3
Ngồi bên ban công lầu Ngưng Bích ngắm ra xa vợi mây trời, Thúy Kiều biết cuộc đời của mình dường như đã bị chôn vùi trong khuôn viên lầu xanh nay. Nàng nhìn ra mây trời yên bình, vầng trăng non tơ, khung cảnh bát ngát mênh mông nhưng nhuốm đầy vẻ cô liêu, u tịch, những cồn cát vàng, những bụi hồng gai đang. Mọi thứ đều thật xa xôi, cô quạnh. Nhìn những cảnh vật như xa, như gần, như hư, như thực xung quanh, Thúy Kiều càng thấm thía sự nhỏ bé và nỗi cô đơn đến cùng cực của bản thân. Sống ở lầu Ngưng Bích, nàng đã sống một cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa, bị giam cầm cả về thể xác và tâm hồn. Nàng bơ vơ, lạc lõng với những nỗi u sầu chất chồng chẳng thể bày tỏ cùng ai. Nàng nhớ đến Kim Trọng. Không biết chàng ở nơi đó, biết tin nàng lưu lạc ở chốn này chưa ? Chàng hiện giờ ra sao? Nỗi nhớ ấy khiến Kiều chìm đắm trong những suy nghĩ miên man, bồi hồi. Cảnh vật xung quanh như hòa quyện vào tâm trạng của Kiều. Nàng nhớ đến cha mẹ, giờ này còn ai hiếu thảo bên cạnh hay không? Còn ai ủ ấm chăn cho cha mẹ vào đêm đông giá rét; làm cho cha mẹ vui mỗi ngày hay không? Nàng vừa đau đớn, vừa hổ then khi nghĩ về những người thân yêu mà có lẽ cả đời kiếp này nàng chẳng có thể gặp lại.
Cách 4
Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều hướng mắt ra xa, nhìn về phía chân trời. Bức tranh trước mắt nàng hiện lên bao la, rộng lớn với bốn bề bát ngát xa trông. Khung cảnh cô đơn ấy khiến nàng nhớ đến Kim Trọng. Không biết chàng ở nơi đó, biết tin nàng lưu lạc ở chốn này chưa ? Chàng hiện giờ ra sao? Nỗi nhớ ấy khiến Kiều chìm đắm trong những suy nghĩ miên man, bồi hồi. Cảnh vật xung quanh như hòa quyện vào tâm trạng của Kiều. Nàng nhớ đến cha mẹ, giờ này còn ai hiếu thảo bên cạnh hay không? Còn ai ủ ấm chăn cho cha mẹ vào đêm đông giá rét; làm cho cha mẹ vui mỗi ngày hay không? Nàng đi xa và lâu như vậy, có lẽ gốc tử nhà nàng cũng cao lớn lắm rồi. Nàng nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ về mảnh tình còn dang dở của mình. Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ càng tô đậm sự nhỏ bé, mong manh của Kiều trước số phận nghiệt ngã.
~/~
Trên đây là hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi cuối bài giúp học sinh chuẩn bị tốt phần Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích trước khi tới lớp.