Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, luôn khát vọng về một hạnh phúc

Xuất bản: 24/06/2019 - Cập nhật: 07/07/2021 - Tác giả:

Chứng minh Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường qua bài Sóng

NEW: Xem ngay chi tiết đáp án đề thi Văn THPT Quốc gia 2021.

Đề bài: Nhận xét về thơ Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, trang 122 viết "Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường". Hãy làm rõ điều đó qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Đề bài chứng minh ý kiến nhận xét về thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ Sóng: thơ của Xuân Quỳnh mang đậm vẻ đẹp nữ tính, thơ thể hiện tâm hồn trắc ẩn, hồn hậu, da diết khát vọng hạnh phúc đời thường không quá xa vời. Đề bài này các em sẽ cần phân tích và đan xen những cảm nhận của mình về bài Sóng để chứng minh được các điểm trên.

Đọc tài liệu đã sưu tầm dàn ý chi tiết để giúp các em học sinh hình dung cách làm đề bài này và giải quyết đề bài một cách gọn gàng, đầy đủ các ý cho đề bài này về Sóng - Xuân Quỳnh.

Chứng minh Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, luôn khát vọng về một hạnh phúc đời thường qua bài thơ Sóng

Dàn ý chi tiết - Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính...

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại
- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ Sóng là lời "tự hát" bộc lộ niềm khao khát nhận thức về tình yêu, về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Mở bài Sóng hay:

Suốt cả chặng đường dài sáng tác của mình, có rất nhiều những người nghệ sĩ cứ đeo đuổi giấc mơ, tìm hiểu và cắt nghĩa về tình yêu. Thế nhưng, câu trả lời vẫn cứ là một con số khó đoán định. Trong nền văn học Việt Nam, ta biết tới ông hoàng thơ tình Xuân Diệu với những vần thơ tình đắm đuối, nồng nàn. Trên thế giới, bản thân ta cũng không thể nào quên đi một trong những bài thơ tình nổi tiếng – “Tôi yêu em” của nhà thơ Puskin. Và giữa biết bao chông chênh cuộc đời, ta lại tình cờ xô trái tim mình vào tiếng thơ giản dị, gần gũi nhưng vô cùng ấm áp và sâu sắc của Xuân Quỳnh. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh không thể không kể tới – với tựa đề vô cùn giản dị: “Sóng”.

>>Xem thêm: Những mở bài Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất

2. Thân bài

* Khái quát chung:

- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời thường.

- Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

* Giải thích các ý kiến:

- Ý kiến thứ nhất:

+ Vẻ đẹp nữ tính: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của người phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, sâu lắng…

+ Tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường: tiếng thơ với những cảm xúc, suy tư, thao thức, khát khao… rất đời, rất gần gũi.

- Ý kiến thứ hai: Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh.

+ Sóng viết về tình yêu - đề tài nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh.

+ Sóng rất tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: chân thành, đằm thắm mà khát khao, say mê bất tận, hồn nhiên trẻ trung mà suy tư, sâu lắng, ước mơ đến cháy bỏng… một vẻ đẹp rất nữ tính.

- Phân tích cụ thể

- Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính – Sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người con gái khi yêu

+ Trạng thái đối lập “dữ dội- dịu êm”, “ồn ào- lặng lẽ” từ “và”: song song tồn tại

-> Ở sóng tồn tại cùng lúc những trạng thái, đặc tính đối nghịch nhau

+ Nỗi nhớ; bao trùm khắp không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, trải dài theo thời gian”ngày đêm không ngủ được”

+ Nỗi nhớ bao trùm khắp không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, trải dài theo thời gian”ngày đêm không ngủ được”

+ Nhân hóa “ nhớ”, “không ngủ được” -> nỗi thao thức, trằn trọc của sóng

+ Liên tưởng: em ngày đêm nghĩ đến anh -> nỗi nhớ da diết,mãnh liệt

+ Đối sánh: sóng nhớ bờ ngày đêm còn em nhớ anh “cả trong mơ còn thức”

-> Khẳng định nỗi nhớ trong em cồn cào, da diết

+ Thủy chung

+ Điệp từ “dẫu”: sự kiên định của người con gái

+ Cách nói ngược “ xuôi về phương Bắc”-“ngược về phương Nam”

-> Cuộc đời luôn đầy những điều trái ngang, trở ngại

+ “Một phương”: sóng có thể chảy muôn phương nhưng em chỉ có 1 phương duy nhất là phương anh

-> Lời thề thủy chung, son sắt

- Sóng thể hiện một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”.

+ Khát vọng hạnh phúc

+ “Làm sao” gợi lên niềm mong ước cháy bỏng của em

+ “Tan ra”: muốn được hóa thân, hòa nhập

+ Sóng trên biển không ngừng vỗ, tình yêu đích thực luôn tồn tại

-> Khao khát tình yêu bất tử, khao khát sống hết mình

* Đánh giá

- Hai ý kiến là những nhận xét xác đáng về hồn thơ Xuân Quỳnh. Ý kiến thứ nhất cụ thể hóa hồn thơ Xuân Quỳnh với những nhận định thật sâu sắc, xác đáng. Ý kiến thứ hai là đánh giá mang tính khái quát về bài thơ Sóng ở góc nhìn về hồn thơ, về phong cách tác giả. Hai ý kiến có tính chất bổ sung cho nhau và khẳng định vị trí bài thơ Sóng trong thơ Xuân Quỳnh.

- Ý nghĩa

+ Nội dung

  • Mượn sóng để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu,hình tượng 'sóng' và 'em'
  • Sự đồng cảm, thấu hiểu của tác giả

+ Nghệ thuật

  • Hình tượng “ Sóng” và “Em” với kết cấu song song

+ Thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan xen nhau
+ Từ ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi, biểu cảm diễn tả chân thực những trạng thái đối lập mà thống nhất của “sóng” và của tâm hồn người con gái khi yêu.

  • Bài học: nhà văn cần có trải nghiệm, sống nồng nhiệt với cuộc đời
  • Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình về các nhận định; cần nhận thức được những hiểu biết về tác giả và việc bám sát văn bản để bày tỏ ý kiến và thuyết phục về vấn đề là quan trọng.

3. Kết bài

Sóng là tiếng nói rất trẻ trung và đằm thắm nồng nàn về tình yêu của người phụ nữ. Với Sóng, Xuân Quỳnh góp thêm một cách diễn tả độc đáo về đề tài muôn thuở của loài người – đề tài tình yêu.

***

Với dàn ý chi tiết trên, các em học sinh hoàn toàn có thể tự mình phân tích và nêu quan điểm cá nhân về ý: "Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường"  từ đó cảm nhận được nét tính cách ấn tượng nhưng đầy dung dị của Xuân Quỳnh qua bài thơ Sóng.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM