Đề bài: Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên để làm sáng tỏ ý kiến: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn.
-/-
Dàn ý chứng minh Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn
Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Thạch Lam là thành viên của Tự lực văn đoàn; có tấm lòng đôn hậu và quan niệm văn chương tiến bộ; có biệt tài về truyện ngắn; chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ.
- Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong vườn) là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, có sự hoà quyện các yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
Giải thích ý kiến
- Truyện ngắn trữ tình thường có cốt truyện đơn giản, giàu sắc thái trữ tình, không khí, tâm trạng.
- Làm nên sắc thái trữ tình trong Hai đứa trẻ chủ yếu là cảm xúc buồn thương và giọng thủ thỉ trầm lắng, thiết tha qua miêu tả khung cảnh, tâm trạng.
(Để hiểu sâu sắc hơn nữa thì các em hãy tham khảo văn mẫu Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ)
Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên
*Chất trữ tình đượm buồn toát ra từ khung cảnh phố huyện
- Khung cảnh phố huyện khi chiều xuống, đêm về, lúc có chuyến tàu đi qua đều được lọc qua cái nhìn và tâm trạng, cảm giác của nhân vật Liên, nên cũng thấm đượm cảm xúc trữ tình.
+ Cảnh vật hiện lên có hồn, êm ả, thi vị mà đượm buồn.
+ Con người hiện lên với kiếp sống mòn mỏi, tăm tối; tuy vậy tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ đẹp đáng trân trọng: một tình người chân thật, một mơ ước nhỏ nhoi, hay một hi vọng mong manh, ...
- Khung cảnh phố huyện có sự tương phản đậm nét giữa bóng tối và ánh sáng: Bóng tối dày đặc, bao trùm lên tất cả; còn ánh sáng thì leo lét lụi tàn, hoặc rực rỡ vụt qua. Khung cảnh ấy gắn liền với những cảm giác xen lẫn buồn vui khó tả, tạo nên nhiều sắc thái trữ tình.
*Chất trữ tình đượm buồn toát ra từ diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên
- Tâm trạng man mác buồn trước khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn và trong đêm tối:
+ Cảm giác man mác buồn từ cảnh vật thấm vào lòng người và nỗi buồn trong tâm hồn ngây thơ lan toả ra cảnh vật.
+ Niềm xót xa, thương cảm với những kiếp người nhỏ nhoi, lay lắt trong bóng tối.
- Cảm xúc buồn vui khó tả trước, trong và sau khi chuyến tàu đêm đi qua:
+ Tàu chưa đến: khắc khoải, háo hức chờ mong.
+ Tàu đến: hân hoan, ngây ngất ngắm nhìn.
+ Tàu đi: bâng khuâng, ngậm ngùi, nuối tiếc.
Đánh giá chung
- Chất trữ tình đượm buồn mang lại cho Hai đứa trẻ một vẻ đẹp riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam.
- Ý kiến này đã đưa ra được một đánh giá sâu sắc, thoả đáng.
Mong rằng với dàn ý này các em sẽ có cho mình một bài văn mẫu chứng minh rằng Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn hay nhất, đừng quên tham khảo trọn bộ văn mẫu 11 do Đọc tài liệu tổng hợp nữa em nhé!