Chính tả Người tìm đường lên các vì sao SGK Tiếng Việt 4

Xuất bản: 08/08/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn luyện tập chính tả Người tìm đường lên các vì sao lớp 4 và gợi ý trả lời câu hỏi trong 126 sách giáo khoa Tiếng việt 4 tập 1 trong tiết luyện từ và câu tuần 13.

Hướng dẫn soạn bài chính tả Người tìm đường lên các vì sao và trả lời các câu hỏi trang 126, trang 127 sách giáo khoa Tiếng việt 4 trong tiết học Chính tả nghe viết tuần 13 với bài Người tìm đường lên các vì sao.

Chính tả Người tìm đường lên các vì sao

I. Mục tiêu bài học

  • Luyện phát âm hai âm L/N
  • Nhận biết và phân biệt cách sử dụng giữa hai âm L và N

II. Kiến thức cần nhớ

1. Cách phát âm L/N

Về phương thức phát âm: Khi phát âm L, luồng hơi từ phổi đi qua các khoang phát âm không bị cản hoàn toàn. Luồng hơi lách qua hai bên cạnh lưỡi để thoát ra ngoài qua khoang miệng. Còn âm N là phụ âm tắc - vang mũi. Luồng hơi bị cản hoàn toàn và phải thoát ra ngoài qua khoang mũi.

Về vị trí cấu âm: Khi phát âm âm L, đầu lưỡi đặt ở vị trí lợi hàm trên, làm điểm cản một phần luồng hơi từ phổi qua khoang miệng, thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi xuống. Khi phát âm N, đầu lưỡi đặt ở mặt sau của răng, tạo thành điểm cản hoàn toàn luồng hơi, sau bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại.

2. Phân biệt âm L/N

- Chữ  không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uâ, uy) trừ hai âm tiết Hán Việt: noãn, noa. Do đó nếu gặp các tiếng dạng này thì ta chọn l để viết, không chọn n.

Ví dụ: chói loà, loá mắt, loảng xoảng, loà xoà, loạng choạng, loan báo, loăng quăng, loằng ngoằng, loắt choắt, quần loe, lập loè, loá sáng, luân lí, kỉ luật, luẩn quẩn, lưu luyến, luyên thuyên, tuý luý, ...

- Trong cấu tạo từ láy:

  • Láy âm: Cả l và đều có từ láy âm. Do đó nếu gặp từ láy âm thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm hoặc n.  Ví dụ: no nê, nợ nần, nao núng, nôn nao, nảy nở, nung nấu,... lo lắng, lầm lì, lanh lảnh, lung linh, long lanh, len lỏi, lâm li,...
  • Láy vần: trong các từ láy vần có tiếng có n hoặc l thì tiếng thứ nhất bao giờ cũng có âm đầu l, tiếng thứ hai có âm đầu n khi tiếng thứ nhất có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu và tiếng thứ hai có âm đầu l khi tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi. Do đó nếu gặp từ láy vần thì tiếng thứ nhất ta phải chọn âm đầu l còn nếu tiếng thứ nhầt có âm đầu gi hoặc khuyết âm đầu thì tiếng thứ hai ta chọn n, tiếng thứ nhất có âm đầu khác gi thì tiếng thứ hai ta chọn l. (Trừ hai trường hợp đặc biệt: khúm núm, khệ nệ).

III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 - Trang 126 SGK

Nghe viết bài "Người tìm đường lên các vì sao" (từ đầu đến "hàng trăm lần")

Gợi ý trả lời

Tự luyến viết vài lần. Chú ý các tiếng thường phạm lỗi do phát âm địa phương.

Câu 2 - Trang 126 SGK

a) Tìm các tính từ

- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng "l"

- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng"n"

b) Điền vào ô trống có âm "i hay iê"

Gợi ý trả lời

a) Đó là những từ:

- Bắt đầu bằng "l": lóng lánh, lạnh lùng, long lanh, lung linh lặng lẽ, lành lạnh, lả lơi, lai láng,...

- Bắt đầu bằng "n": na ná, nông nổi, náo nức, não nề, não nùng, nề nếp, nõn nà, nô nức,...

Em lần lượt điền như sau

...nghiêm khắc...phát minh...kiên trì...thí nghiệm...nghiên cứu...thí nghiệm...bóng điện...thí nghiệm.

Câu 3 - Trang 127 SGK

Tìm các từ

Gợi ý trả lời

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa đã cho ( SGK trang 127) như sau:

- Nản chí, nản lòng, chán nản

- Lí tưởng

- Lạc hướng

b) Chứa tiếng có vần "im hoặc iêm" có nghĩa đã cho (SGK trang 127) như sau:

- Kim khâu

- Tiết kiệm

- Trái tim

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM