Chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ

Xuất bản: 15/07/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn giải bài tập chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ trang 38 SGK Tiếng Việt 5 tập 1, qua đó nắm được quy tắc đánh dấu thanh iê/ia.

Bài chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ không chỉ giúp các em rèn luyện kĩ năng nghe viết mà thông qua câu chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ sẽ giúp các em hiểu hơn về những anh hùng đã hi sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc. Cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập chính tả nghe viết dưới đây em nhé!

Chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ

I. Mục tiêu tài liệu hướng dẫn

- Giúp học sinh nắm được quy tắc đánh dấu thanh iê/ia thông qua câu chuyện Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ

- Hướng dẫn hoàn thành bài tập SGK

II. Quy tắc đánh dấu thanh các tiếng chứa iê/ia

- Trong tiếng có chứa ia (không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi ia – chữ i.

VD: nghĩa, mía, tía, lìa, bịa,…

- Trong tiếng có chứa iê (có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi iê – chữ ê.

VD: chiến, tiến, diện, tiễn, tiền, khiển,…

III. Hướng dẫn làm bài tập SGK

Câu 1 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5): Nghe – viết: Anh bộ đôi Cụ Hồ gốc Bỉ

Hướng dẫn:

Phrăng Đơ Bô-en là một người lính Bỉ trong quân đội Pháp xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng. Một lần, rơi vào ổ phục kích, ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ, tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp.

Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam, về lại nơi ông đã từng chiến đấu vì chính nghĩa.

Câu 2 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5): Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau về mô hình cấu tạo vần. Cho biết các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo.

Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng.

Hướng dẫn:

a. Mô hình cấu tạo vần:


b. So sánh:


Câu 3 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5): Nêu quy tắc ghi dấu thanh của các tiếng trên.

Hướng dẫn:

- Đối với tiếng có âm cuối, dấu thanh đặt ở chữ các thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi).

- Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi).

*******

Hy vọng hướng dẫn soạn bài Chính tả (Nghe - viết): Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ trên đây của Đọc tài liệu sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn, qua đó tiếp thu kiến thức và hoàn thành các bài tập. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM