Hệ thống kiến thức lý thuyết Chia đa thức cho đơn thức bao gồm quy tắc và công thức chia đa thức cho đơn thức. Ngoài ra Đọc Tài Liệu còn sưu tầm và tổng hợp các dạng toán thường gặp cùng hướng dẫn chi tiết cách làm, qua đó giúp các em nắm được kiến thức từ khái quát đến chi tiết để học tốt phần kiến thức này.
I. Lý thuyết Chia đa thức cho đơn thức
+ Đa thức \(A\) gọi là chia hết cho đơn thức \(B \ne 0\), nếu có một đa thức \(C\) sao cho \(A = B.C\)
+ Đa thức \(A\) chia hết cho đơn thức \(B\) khi các đơn thức hạng tử của đa thức \(A\) đều chia hết cho đơn thức \(B\)
Quy tắc:
Muốn chia đa thức \(A\) cho đơn thức \(B\) ( trường hợp các hạng tử của đa thức \(A\) đều chia hết cho đơn thức \(B\), ta chia mỗi hạng tử của \(A\) cho \(B\) rồi cộng kết quả với nhau.
Ví dụ:
\(\left( {{x^3}{y^2} + {x^2}y} \right):xy = \left( {{x^3}{y^2}:xy} \right) + \left( {{x^2}y:xy} \right) = {x^2}y + x\)
II. Các dạng bài thường gặp về chia đa thức cho đơn thức
Dạng 1: Thực hiện phép tính và rút gọn biểu thức
Phương pháp:
Sử dụng quy tắc chia đa thức cho đơn thức để thực hiện phép tính và rút gọn biểu thức.
Dạng 2: Tính giá trị của biểu thức tại \(x = {x_0}\)
Phương pháp:
Thay \(x = {x_0}\) vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
Nếu biểu thức có nhiều biến thì ta thay lần lượt từng biến theo giả thiết.
Dạng 3: Tìm \(m\) để phép tính chia cho trước là phép chia hết.
Phương pháp:
Sử dụng nhận xét: Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ nhỏ hơn hoặc bằng số mũ của nó trong A .
--------------------------------
Hy vọng với hệ thống kiến thức lý thuyết Chia đa thức cho đơn thức trên đây, các em sẽ có thêm một tài liệu học tập hữu ích để học tốt hơn môn Toán 8. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!