Nhằm giúp các em dễ dàng hơn trong chuẩn bị Soạn bài Mắc mưu Thị Hến trước khi tới lớp. Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn các gợi ý trả lời câu hỏi phần CÂU HỎI CUỐI BÀI trang 74 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
Câu hỏi
Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.
(Câu hỏi 3 trang 74 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều)
Trả lời
Gợi ý 1:
- Chỉ dẫn sân khấu là những từ, những câu được đặt vào dấu (), viết chữ in nghiêng: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, Huyện Trìa tới, Nói ngoài cửa, Đề Hầu trốn, ông Huyện vào, Từ gầm giường bò ra, Lổm cổm bò ra, Hạ.
Tác dụng: làm phong phú hơn đặc điểm của nhân vật, tạo tiếng cười, đồng thời qua đó, người đọc phần nào hiểu hơn về tính cách của mỗi nhân vật trong tác phẩm.
Gợi ý 2:
- Một số chỉ dẫn sân khấu như: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, trời trời, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, hứ, Huyện Trìa tới, chui choa, Đề Hầu trốn, Huyện Trìa vào, uầy, từ gần giường bò ra....
- Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo tiếng cười sảng khoái, khiến cho không khí tuồng càng về sau trở nên hấp dẫn. Đây cũng coi là một phần tạo nên cái hay cho tuồng, giúp cho vở tuồng trở nên đặc sắc hơn. Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho nhân vật tỏa sáng, lộ rõ bản chất, cá tính nhân vật.
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời chi tiết câu hỏi 3 trang 74 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều "Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.". Hy vọng sẽ giúp các em tự chuẩn bị bài học trước khi tới lớp.
- Trọn bộ tài liệu Soạn văn 10 Cánh Diều -