Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 2 trang 79 thuộc nội dung Câu hỏi cuối bài: soạn bài Mùa hoa mận sách Cánh diều - Bài 7. Thơ tự do - SGK Ngữ văn 10 tập 2
Câu hỏi: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
(Câu 2 trang 79 Ngữ văn 10 tập 2
Cánh diều)Trả lời:
Cách trả lời 1:
- Các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…
+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.
+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…
→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
Cách trả lời 2:
Các BPTT trong Mùa hoa mận:
- Điệp cấu trúc “Cành mận bung cánh muốt” => nhấn mạnh ấn tượng của nhân vật trữ tình khi nhớ về quê hương là hình ảnh hoa mận bung nở trắng xoá, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và tình yêu quê hương của tác giả.
- Điệp từ giục, lũ: nhấn mạnh hình ảnh sinh hoạt diễn ra hàng ngày vào mùa mận tới.
- Nhân hóa “bóng bay nâng ước mơ con trẻ”, “nhà trình trường ủ hương nếp”, “cành mận giục....” : giúp biểu thị được suy nghĩ của con người
- Ẩn dụ “cành mận bung cánh muốt” : tăng sức biểu cảm cho câu thơ, giúp câu thở trở nên giàu hình ảnh, gây sự chú ý, thích thú đối với người đọc.
Xem thêm các câu hỏi đọc hiểu khác trong bài:
- Những thông tin về nhà thơ Chu Thùy Liên
- Ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân Tây Bắc
- Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật
- Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên trong Mùa hoa mận
- Hình dung và miêu tả bằng lời con người miền Tây Bắc vào mùa hoa mận
- Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong Mùa hoa mận?
- Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 2 trang 79: "Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong Mùa hoa mận" thuộc nội dung soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh diều, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Cánh diều!