Chăm sóc đúng cách cho người mắc bệnh quai bị

Xuất bản: 09/09/2018

Chăm sóc đúng cách cho người mắc bệnh quai bị là điều rất quan trọng vì sẽ giúp điều trị kịp thời và có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây Đọc Tài Liệu xin giới thiệu với bạn đọc một số thông tin có liên quan để bạn tham khảo.

1.Vì sao phải chăm sóc đúng cách cho người mắc bệnh quai bị

Phụ nữ mắc quai bị sau tuổi dậy thì nếu không được kiêng cữ, điều trị sai cách có thể gây biến chứng đến cơ quan sinh sản như viêm buồng trứng. Thai phụ nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu có khả năng sẩy thai hoặc dị tật thai nhi. Nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối thai kì làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu.

cham-soc-dung-cach-cho-nguoi-mac-benh-quai-bi


Khoảng 20-35% nam giới bị viêm tinh hoàn (có thể trước, trong hoặc sau khi mắc quai bị) sau tuổi dậy thì. Ban đầu tinh hoàn thường sưng to và đau, mào tinh căng, sốt khoảng 3-7 ngày, sau đó tinh hoàn teo dần. Nếu viêm cả hai bên tinh hoàn, chắc chắn nam giới phải đối diện với nguy cơ vô sinh.

Ngoài ra có thể gặp một số biến chứng khác như viêm tuyến giáp, viêm phổi, viêm thần kinh thị giác gây giảm thị lực tạm thời (10-20 ngày), viêm tủy sống cắt ngang; xuất huyết do giảm tiểu cầu, viêm phế quản, rối loạn chức năng gan.

2.Chăm sóc đúng cách cho người mắc bệnh quai bị như thế nào

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên ngoài việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế, quá trình chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân quai bị cần lưu ý bổ sung những thực phẩm sau:



Nước
Mắc bệnh quai bị khiến cơ thể sốt và mất nước, vì thế người bệnh cần được bổ sung nước thường xuyên. Bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối loãng giúp diệt khuẩn, tránh khô miệng.
Thức ăn lỏng
Người nhà nên cho ăn thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá như cháo gạo tẻ, bột ngó sen, canh trứng… giúp cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều cháo, chia nhiều bữa, điều chỉnh ăn uống tùy theo khả năng tiêu hoá.
Rau xanh, hoa quả
Rau, hoa quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tác dụng thanh nhiệt, giải độc gồm bông actiso, mướp đắng, rau ngót, chanh, cam, nho…
Các loại đỗ
Đun nhừ đỗ xanh, đỗ tương (đậu nành) lượng bằng nhau, khi ăn có thể thêm đường đỏ. Hoặc đỗ xanh ninh nhừ cả vỏ, thêm rau cải, ăn từ 3-5 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.


Người mắc bệnh quai bị lưu ý không nên ăn đồ chua và chất kích thích sẽ khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to hơn, có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc sức khỏe, người nhà không nên cho bệnh nhân ăn đồ nếp hoặc những thực phẩm khó tiêu hóa, dẫn đến chậm hồi phục sức khỏe.

Đặc biệt, không nên tự ý dùng thuốc uống, bôi, đắp lên vùng bị sưng theo lời truyền miệng dân gian để tránh bị nhiễm độc.

Lưu ý:
Trường hợp quai bị biến chứng, người bệnh sốt cao, nhức đầu, ói mửa, choáng ngất, bộ phận sinh dục sưng to… cần được đưa đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.

Biện pháp phòng ngừa quai bị hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng cho trẻ từ 12 tháng tuổi để cơ thể miễn dịch trong thời gian dài hoặc suốt đời.


Chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân quai bị đúng cách giúp bệnh thuyên giảm, cơ thể nhanh bình phục và hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy