Câu hỏi mở đầu trang 13 SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 16/01/2023 - Tác giả:

Câu hỏi mở đầu trang 13 SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo: Nguyên tử gồm những hạt cơ bản nào? Cơ sở nào để phát hiện ra các hạt cơ bản đó và chúng có tính chất gì

Hướng dẫn trả lời Câu hỏi mở đầu trang 13 SGK Hóa 10 thuộc Bài 2: Thành phần của nguyên tử - Chương 1: Cấu tạo nguyên tử - SGK Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo..

Câu hỏi:  Từ rất lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình nguyên tử và cập nhật chúng thông qua việc thu thập những dữ liệu thực nghiệm. Nguyên tử gồm những hạt cơ bản nào? Cơ sở nào để phát hiện ra các hạt cơ bản đó và chúng có tính chất gì?

Trả lời:

- Nguyên tử gồm các hạt cơ bản: proton, electron và neutron.

+ Hạt electron kí hiệu là e, mang điện tích âm.

+ Hạt proton kí hiệu là p, mang điện tích dương.

+ Hạt neutron kí hiệu là n, không mang điện.

-  Cơ sở để phát hiện ra các hạt cơ bản trên là:

+ Thông qua thí nghiệm khám phá tia âm cực của Thomson đã phát hiện ra hạt electron.

+ Khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitrogen bằng các hạt α, Rutherford đã phát hiện ra hạt proton.

+ Khi dùng các hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử beryllium, J. Chadwick đã phát hiện hạt neutron.

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời Câu hỏi mở đầu trang 13 SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo. Đừng quên tham khảo thêm các câu hỏi trong trọn bộ giải bài tập hóa 10 chân trời sáng tạo mà chúng tôi đã tổng hợp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM