Câu văn thể hiện tư duy lô-gic đặc trưng của truyện khoa học

Xuất bản: 22/11/2022 - Tác giả:

Trả lời câu 6: Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm. - trang 33 SGK Ngữ văn 7 tập 2 sách Kết nối tri thức

Cùng Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu 6 trang 33 phần Sau khi đọc nội dung Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương, giúp các em soạn bài thật tốt trước khi tới lớp.

Câu 6 trang 33 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm.

Trả lời

Cách 1

Những câu văn thể hiện tư duy lo-gic theo đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng:

- Khả năng suy nghĩ của tôi bỗng trở lại ngay, trí nhớ được hồi phục

- Nếu vậy thì tôi phải xếp quái vật này vào loại bò sát như rùa hay cá sấu.

- Cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là quái vật, là hiện tượng kì lạ của thiên nhiên, cái đã làm cho cả thế giới bác học bế tắc đã kích động óc tưởng tượng của các thủy thủ…

- Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao?

Cách 2

- Thoạt tiên, khi nghe Nét Len nói là mũi lao không đâm thủng được da con quái vật, vị giáo sư đã “trèo lên lưng” con cá rồi “thử lấy chân gõ” và nhận thấy thân nó rắn như đá, không mềm như cá voi”. Sự thận trọng của một nhà khoa học khiến ông chưa dám khẳng định đó là vật gì, thậm chí ông còn băn khoăn với cái mai cứng như thế thì liệu đó có phải là “loài động vật thời cổ đại” như rùa hay cá sấu không.

- Tiếp theo, điều nghi ngại được loại bỏ ngay bằng dữ liệu ông quan sát thấy vật đó có cái lưng đen bóng, “nhẵn thín, phẳng lì” và “không có vảy”. Sự suy đoán tiếp tục được khẳng định chắc chắn hơn qua thực nghiệm khi ông gõ vào vật đó và nghe thấy âm thanh kêu "boong boong” Và rồi khi tận mắt nhìn thấy những mối ghép của những tấm thép lá thì ông hoàn toàn khẳng định đây không phải là con quái vật như mọi người đồn thổi lâu nay, mà chính là một “hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra” - chiếc tàu ngầm.

* Quá trình tư duy lô-gic trên có thể được hiển thị qua sơ đồ sau:

Sơ đồ quá trình tư duy lô-gic trong truyện khoa học viễn tưởng

Cách 3

Những câu văn thể hiện tư duy lô-gic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm là:

+ Nếu đây đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm nó chuyển động và người điều khiển chứ!

+ Chắc là như vậy... Nhưng tôi đứng trên hòn đảo di động này đã ba tiếng đồng hồ mà chẳng thấy một dấu hiệu nào của sự sống cả.

+ Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết về tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ cần có máy móc; muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng ... chúng ta đã thóat chết!

+ Thế là tính mạng chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người điều khiển con tàu này! Họ cho tàu lnjaw xuống là chúng tôi toi mạng ngay! Còn nếu họ không làm như vậy thì tôi chẳng nghi ngờ gì khả năng đặt quan hệ với họ. Nếu họ không chế tạo dưỡng khí bằng phương pháp hóa học thì thỉnh thoảng họ cũng phải cho tàu nổi lên mặt biển để dự trữ không khí mới. Như vậy, phải có một lỗ thủng nào đó để lấy không khí vào trong tàu.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm." do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 7 Kết nối tri thức thật tốt trước khi tới lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM