Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ

Xuất bản: 18/11/2022 - Tác giả:

Trả lời câu 3: Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? ... - trang 13 SGK Ngữ văn 7 tập 2 sách Kết nối tri thức

Cùng Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu 3 trang 13 phần Sau khi đọc nội dung Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam, giúp các em soạn bài thật tốt trước khi tới lớp.

Câu 3 trang 13 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT

Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.

Trả lời

Cách 1

Câu tục ngữ có hình thức giống thể thơ lục bát:

“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

-  Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

-  Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Cách 2

- Câu tục ngữ trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt là:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

=> Sử dụng thể thơ lục bát.

- Ví dụ:

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.


Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự." do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 7 Kết nối tri thức thật tốt trước khi tới lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM