Câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Địa lí 11

Xuất bản: 01/09/2020 - Cập nhật: 04/09/2020 - Tác giả:

Câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Địa lí 11 về

Hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Địa lí 11 giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp:

Câu hỏi thảo luận trang 77 Địa lí 11 bài 3:

Đề bài:

Câu 1: Dựa vào bảng 3.2, so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.

bảng 3.2 cơ cấu dân số theo nhóm tuổi năm 2000 2005


Câu 2: Dân số già dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?

Câu 3: Hãy trình bày các hậu quả do nhiệt dộ trái đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên trái đất.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Địa lí 11

Câu 1: Dựa vào bảng 3.2, so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.

- Các nước đang phát triển:

+ Nhóm tuổi 0 -14 chiếm  tỉ trọng lớn với 32%.

+ Cao nhất vẫn là nhóm tuổi 15 – 64 với 63%.

+ Nhóm tuổi trên 65 chỉ chiếm 5% trong cơ cấu.

- Các nước phát triển:

+ Nhóm tuổi 0 -14: chiếm tỉ trọng ít hơn (17%).

+ Nhóm tuổi 15 -64: chiếm tỉ trọng lớn nhất (68%), cao hơn so với nước đang phát triển.

+ Nhóm tuổi trên 65 chiếm tỉ trọng lớn với  15% trong cơ cấu dân số và  cao hơn so với nước đang phát triển.

⟹ Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ trẻ em lớn và người già ít. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già, tỉ lệ trẻ em ít, ngược lại tỉ lệ người già lớn.

Câu 2: Dân số già dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội như:

- Nguồn lao động trẻ, năng động bị thiếu hụt, đặc biệt là trong các ngành đòi hỏi nhiều lao động như dệt may, chế biến thực phẩm…và các ngành đòi hỏi đội ngũ tri thức trẻ năng động (tin học điện tử, dịch vụ…).

- Chi phí lớn về phúc lợi xã hội, y tế cho người già  (quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,...).

- Nguy cơ suy giảm dân số.

Câu 3: Các hậu quả do nhiệt dộ trái đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên trái đất là:

- Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu tăng lên với đời sống trái đất:

+ Băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đát thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước biển,...

+ Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, khô, ẩm,... diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư,... (Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên đến 40C ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn Độ,...)

- Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất: Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên trái đất.

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt.

+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.

+ Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loại ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh.

Xem thêm bài tiếp theo: Câu hỏi thảo luận trang 15 SGK Địa lí 11

Đọc Tài Liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Địa lí 11 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn về bài 3 Địa 11, qua đó chuẩn bị bài học ở nhà.

- Soạn Địa 11 -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM