Câu hỏi thảo luận trang 132 sgk Sinh 9

Xuất bản: 25/10/2018 - Cập nhật: 21/09/2020 - Tác giả: Giangdh

Đáp án câu hỏi thảo luận trang 132 sách giáo khoa sinh học lớp 9 thông qua những gợi ý chỉ ra quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch

Mục lục nội dung

Đề bài:

Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ hoặc đối địch?

- Ở địa y , các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo , tảo hấp thu nước và muối khoáng, năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp lên các chất hữu cơ , nấm và tảo đều sử dụng  chất hữu cơ do tảo tổng hợp

- Trên một cánh đồng lúa , khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm

- Hươu , nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng . Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ

- Rận và bét sống bám trên da trâu bò . Chúng sống được là nhờ hút máu của trâu bò

- Địa y sống bám trên cành cây

- Cá ép bám vào mai rùa biển , nhờ đó cá được đưa đi xa

- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng

- Giun đũa sống trong ruột người

-  Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu

- Cây nắp ấm bắt côn trùng

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 132 SGK Sinh học 9

  • Quan hệ hỗ trợ gồm : 

- Cộng sinh: tảo và nấm trong địa y; vi khuẩn trong nốt sần của rễ cây đậu.

- Hội sinh: cá ép và rùa; địa y bám trên cành cây.

  • Quan hệ đối kháng gồm 

- Cạnh tranh: lúa và cỏ dại; dê và bò.

- Kí sinh: rận, bét kí sinh trên trâu, bò; giun đũa kí sinh trong cơ thể người.

- Sinh vật ăn sinh vật ăn sinh vật khác: hươu, nai và hổ; cây nắp ấm và côn trùng.

Tìm hiểu thêm

1. Quan hệ hỗ trợ : sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện “hiệu quả nhóm”.

Ví dụ : Các cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ. Các cây thông nhựa có hiện tượng liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ, cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

2. Quan hệ đối địch : quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái. Một số trường hợp kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại. Cá mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng chưa nở và phôi nở sau, do đó, lứa con, non ra đời chỉ một vài con, nhưng rất khỏe mạnh.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển của quần thể.

-------------------------------

» Trên đây là lời giải câu hỏi thảo luận trang 132, các bạn có thể tham khảo thêm đáp án bài tập cùng Chương 1 - Sinh vật và môi trường - sgk Sinh học 9 hoặc hướng dẫn phương pháp giải bài tập Sinh 9 khác tại doctailieu.com

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM