Tổng hợp hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 107 Sách giáo khoa Sinh học lớp 10 trong bài Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Câu 1:
Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình.
- Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút?
- Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
Trả lời
- Tên một số chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình:
+ Bệnh viện: Cồn, iot, rượu iot 2%, các andehit, các chất kháng sinh.
+ Trường học và gia đình: oxy già, iot, thuốc tím....
- Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút vì : Ngâm rau sống với nước muối (tức môi trường ưu trương) thì các vi sinh vật sẽ bị mất nước gây co nguyên sinh do đó vi sinh vật không phân chia được. Còn trong thuốc tím thì sẽ tạo ra ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh → Ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Xà phòng chỉ là chất tẩy rửa không phải là chất diệt khuẩn.
Hướng dẫn giải bài tập về vi sinh vật kí sinh động vật
Câu 2:
- Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật?
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách làm và đáp án bài 27 SGK Sinh 10
Trả lời:
- Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì: Đa số vi sinh vật là ưa ấm mà nhiệt độ trong tủ lạnh lại thấp, kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật là nhiệt độ cơ thể.
Câu 3:
Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?
Trả lời:
Thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn vì khi có nhiều nước thì độ ẩm cao, mà vi sinh vật lại phát triển tốt trong môi trường có độ ẩm cao nên dễ nhiễm khuẩn.
Câu 4:
Vì sao, trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
Trả lời:
Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì: Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm ưa trung tính nên trong sữa chua với môi trường pH axit (nhiều axit lactic là sản phẩm lên men) thì các VSV gây bệnh bị ức chế sinh trưởng.
Xem thêm: