Câu hỏi phép liệt kê trang 152 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 03/06/2020

Trả lời câu hỏi phần phép liệt kê trang 152 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi phần phép liệt kê trang 152 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp chi tiết nhất.

Đề bài:

Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong hai đoạn trích sau:

a)

Các người ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bỏng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so nới Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chằng kém gì.

(Trần Quốc Tuấn, Hạch tướng sĩ)

b)

Về chính trị chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, đề ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn đề làm cho nòi giống ta suy nhược.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Trả lời câu hỏi phần Phép liệt kê trang 152 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi phần phép liệt kê trang 152 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

a) Đoạn trích Hịch tướng sĩ phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều vế câu liên tiếp theo cùng một kết cấu gồm hai vế theo mô hình khái quát:

…thì ta…

Ví dụ: không có mặc thì ta cho áo

Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ.

b) Lặp cú pháp: các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau: C – V – B, phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác thực dân Pháp, chỉ mặt kẻ thù.

Cách trả lời 2

a. Đoạn văn trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:kết hợp phép lặp với phép liệt kê: ...thì ta...; ...thì cùng nhau...

Nhằm bày tỏ nỗi lòng của tác giả, làm nổi bật sự quan tâm, đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ: cho áo, cho cơm, thăng chức, cấp bổng, cho thuyền, cho ngựa, ...

b. Đoạn văn trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:

- Sử dụng phép liệt kê (hàng loạt câu kể tội ác của thực dân Pháp: Chúng … chúng …)

- Sử dụng phép lặp cú pháp.

- Tác dụng: lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Lời lẽ hùng biện, giọng văn đanh thép chính là nhờ người viết đã sử dụng thành cô phép lặp cú pháp kết hợp phép liệt kê. Những tội ác của thực dân Pháp được kể ra dồn dập, liên tiếp. Tất cả không chỉ tố cáo, vạch mặt kẻ thù.

Cách trả lời 3

– Đoạn văn trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn kết hợp phép liệt kê:… thì ta… thì cùng nhau…

Nhằm bày tỏ nỗi lòng của tác giả, làm nổi bật sự quan tâm, đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ: cho cơm áo, thăng chức, cấp bổng, cho thuyền, ngựa.

Trong đoạn văn Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:

– Sử dụng phép liệt kê (kể tội ác của giặc Pháp).

– Sử dụng phép lặp cú pháp.

→ Lên án, tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng lời lẽ hùng biện và giọng văn đanh thép.

Cách trả lời 4

a. Đoạn trích trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:

Liệt kê nhiều vế câu có cùng một kiểu kết cấu cú pháp:

... thì ta ...

... thì cùng nhau ...

Phép liệt kê phối hợp với việc lặp cú pháp trong đoạn này có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, dầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.

b. Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Vừa sử dụng phép liệt kê (hàng loạt câu kể tội ác của thực dân Pháp: Chúng … chúng …)

Vừa sử dụng phép lặp cú pháp (chủ yếu là kiểu cú pháp: C – V – Bổ ngữ)

Tác dụng: lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cũng cùng mục đích ấy là cách tách dòng liên tiếp dồn dập.

***

Câu hỏi phần phép liệt kê trang 152 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM