Câu hỏi 1
Trình bày những nét lớn về hai cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Huế và Thái Nguyên.
Trả lời Câu hỏi bài 30 trang 148 sgk Sử 8
Các cuộc khởi nghĩa | Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) | Khởi nghĩa ở Thái Nguyên (1917) |
---|---|---|
Nguyên nhân | Pháp mở chiến dịch bắt lính để đưa sang chiến trường châu Âu | Binh lính được giác ngộ phối hợp với tù trưởng chính trị khởi nghĩa |
Lãnh đạo | Thái Phiên, Trần Cao Vân, mời vua Duy Tân tham gia | Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn |
Diễn biến chính | Dự kiến vào đêm 3 rạng sáng 4-5-1916 tại Huế nhưng bị lộ, mưu khởi nghĩa không thành | Giết chết tên giám binh, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm các công sở, làm chủ tinh lị, nhưng không chiếm được trại lính nên bị phản công |
Kết quả | Thái Phiên, Trần Cao Vân bị xử tử, vua Duy Tân bị đày sang châu Phi | Kéo dài 5 tháng nhưng thất bại, Trịnh Văn Cấn tự sát |
»
Ôn tập Câu hỏi bài 30 trang 146 sgk Sử 8Câu hỏi 2
Hai cuộc khởi nghĩa này có những đặc điểm gì về lực lượng tham gia và phương pháp tiến hành?
Trả lời Câu hỏi bài 30 trang 148 sgk Sử 8
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) và khởi nghĩa ở Thái Nguyên (1917) đều có những đặc điểm chung về lực lượng tham gia và phương pháp tiến hành là:
- Lực lượng tham gia: đều là binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Thành phần lãnh đạo gồm những sĩ phu yêu nước, có tư tưởng tiến bộ.
- Phương pháp tiến hành: bạo động vũ trang
» Xem tiếp Câu hỏi bài 30 trang 149 sgk Sử 8
----------------------------------------------------------
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và lời giải các câu hỏi Chương 2: Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 - sgk Sử 8 cùng hướng dẫn giải các dạng bài tập Lịch Sử lớp 8 khác, mời các em truy cập doctailieu.com