Câu hỏi bài 26 trang 127 sgk Sử 8

Xuất bản: 01/03/2019

Trả lời câu hỏi bài 26 trang 127 sgk Sử 8. Dưới đây là câu trả lời câu hỏi bài 26 trang 127 sgk Lịch Sử 8, cuộc chiến đấu anh dũng ở Ba Đình của Đinh Công Tráng và các tù trưởng miền núi.

Câu hỏi 1

Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?

Trả lời Câu hỏi bài 26 trang 127 sgk Sử 8

- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy lên Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

-> Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.

» Ôn tập Câu hỏi bài 26 trang 125 sgk Sử 8

Câu hỏi 2

Quan sát hình 91 (SGK, trang 127) em hãy cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của cứ điểm Ba Đình.

Câu hỏi bài 26 trang 127 sgk Sử 8 - cứ điểm Ba Đình

Trả lời Câu hỏi bài 26 trang 127 sgk Sử 8

* Điểm mạnh của cứ điểm Ba Đình

- Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê tạo thành thế chân kiềng, có thể phối hợp hỗ trợ nhau trong chiến đấu.

- Hệ thống giao thông thuận lợi, dễ dàng đi lại.

- Địa thế thuận lợi để xây dựng một chiến tuyến phòng thủ kiên cố: phía ngoài là ruộng lúa, lũy tre dày, vùng ngập nước, bên trong là làng xóm, công sự.

- Là cứ điểm được xây dựng công phu, có khả năng phòng thủ tốt, đảm bảo cho nghĩa quân có thể tác chiến linh hoạt và hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất có thể xảy ra.

* Điểm yếu của cứ điểm Ba Đình

Căn cứ Ba Đình dễ bị cô lập, khó ứng cứu, không thể sử dụng cách đánh du kích, chỉ có thể đánh công kiên.

Câu hỏi 3

Cuộc chiến đấu ở Ba Đình đã diễn ra như thế nào?

Trả lời Câu hỏi bài 26 trang 127 sgk Sử 8

- Cuộc chiến đấu ở Ba Đình bắt đầu quyết liệt từ tháng 12-1886 đến tháng 1-1887. Chỉ huy cuộc chiến đấu ở Ba Đình là Phạm Bành, Đinh Công Tráng và một số tù trưởng miền núi.

-  Cuộc chiến đấy diễn ra ác liệt từ khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ, nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng suốt 34 ngày đêm, đánh lại nhiều đợt tấn công điên cuồng của giặc Pháp.

- Cuối cùng, quân Pháp đánh liều xông vào căn cứ, chúng cho phun dầu thiêu trụi các lũy tre, triệt hạ và xóa tên ba làng trên bản đồ hành chính.

- Cuộc khởi nghĩa thất bại, nghĩa quân rút chạy lên Mã Cao (miền Tây Thanh Hóa) tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.

» Xem tiếp Câu hỏi bài 26 trang 129 sgk Sử 8

----------------------------------------------------------

Khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Ba Đình tiếp nối phong trào đấu tranh như thế nào? Mời các em xem tại  Chương 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ 19 - sgk Sử 8 cùng hướng dẫn giải các dạng bài tập Lịch Sử lớp 8 khác tại doctailieu.com

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM