Câu hỏi bài 25 trang 120 sgk Sử 8

Xuất bản: 01/03/2019

Giải câu hỏi bài 25 trang 120 sgk Lịch Sử 8. Tình hình Việt Nam sau năm 1867 và kế hoạch tiến chiếm Bắc Kì của Thực dân Pháp.

Câu hỏi 1

Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867.

Đáp Án Câu hỏi bài 25 trang 120 sgk Sử 8

Tình hình Việt Nam sau năm 1867:

- Thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị của chúng ở Nam Kì, tiến hành bóc lột về kinh tế, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới. Chuẩn bị cho việc đánh chiếm Bắc Kì.

- Trong khi đó, triều đình Huế ngày càng bi đát, kinh tế khó khăn, thiên tai mất mùa, tài chính thiếu hụt, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được duy trì:

+ Vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.

+ Các ngành kinh tế nông, công, thương nghiệp đều sa sút.

+ Tài chính, quân sự đều suy yếu.

+ Đời sống nhân dân cơ cực. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở nhiều nơi.

+ Triều đình vẫn muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

=> Tình hình trên tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng chiếm đóng Bắc Kì.

Câu hỏi 2

Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?

Đáp Án Câu hỏi bài 25 trang 120 sgk Sử 8

* Lý do:

- Cuối năm 1872, chúng cho lái buôn Đuy-buy gây rối ở Hà Nội, nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-buy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất, đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp.

* Diễn biến:

- Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Đến trưa thì chiếm được thành, Nguyễn Tri Phương bị bắt.

- Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

=> Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Câu hỏi 3

Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

Đáp Án Câu hỏi bài 25 trang 120 sgk Sử 8

- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.

- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ không có tổ chức, cuộc chiến đấu do Nguyễn Tri Phương chỉ huy diễn ra đơn lẻ không có sự hỗ trợ của các nơi. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

=> Vì vậy, quân triều đình ở Hà Nội đông những vẫn không thắng được giặc, không bảo vệ được thành.

» Xem tiếp Câu hỏi bài 25 trang 121 sgk Sử 8

----------------------------------------------------------

Hiệp ước Giáp Tuất 1874 được ký kết như thế nào? Mời các em xem tại  Chương 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ 19 - sgk Sử 8 cùng hướng dẫn giải các dạng bài tập Lịch Sử lớp 8 khác tại doctailieu.com

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM