Câu hỏi thảo luận 1 trang 153 SGK Lịch Sử 11

Xuất bản: 29/03/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi 1 trang 153 SGK Sử 11 - Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

Câu hỏi

Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

Trang 153 SGK Lịch Sử 11

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào nội dung trang 152 và 153 SGK hoặc mục 2 phần 2 buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành bài tóm tắt lý thuyết lịch sử 11 bài 24 để lí giải.

Gợi ý trả lời câu hỏi 1 trang 153 SGK Lịch Sử 11

Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước, vì:

- Sinh ra và lớn lên trong cảnh mất nước, được tiếp thu truyền thống yêu nước bất khuất từ gia đình, quê hương nên Nguyễn Tất Thành đã sớm có một lòng nồng nàn yêu nước, thương dân.

- Phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại cho thấy tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước tìm một con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc, trong đó có Nguyễn Tất Thành.

- Không tán thành quan điểm cứu nước của các bậc tiền bối đi trước.

Xem thêm

Thấy giáo Nguyễn Tất Thành

Bổ sung kiến thức

Tóm tắt Tuổi trẻ của Nguyễn Tất Thành

Năm 1895: Cùng cha mẹ và anh trai vào Huế

1901: Trở về Nghệ An và dùng tên Nguyễn Tất Thành. Theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác.

Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, ông trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất. Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 – ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp – Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.

Nguyễn Sinh Cung và được nhận vào Quốc học Huế vào ngày 7 tháng 8 năm 1908.

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành.

Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc và có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Ông tuy khâm phục Đề Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. Theo quan điểm của ông, Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương", còn Phan Bội Châu thì hy vọng Đế quốc Nhật Bản giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước báo cửa sau". Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con đường đi của riêng mình.

Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, Nguyễn Tất Thành theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son, vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân. Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây để trở về giúp nhân dân Việt Nam

Năm 1911 Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba lên đường sang Pháp

➜ Xem đầy đủ hơn tại đây

Hướng dẫn soạn sử lớp 11

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM