Trả lời câu hỏi thảo luận 1 trang 149 SGK lịch sử 11

Xuất bản: 28/03/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi 1 trang 149 SGK Sử 11: Trong thời gian đầu chiến tranh, Việt Nam Quang Phục hội đã hoạt động với những hình thức nào?

Câu hỏi

Trong thời gian đầu chiến tranh, Việt Nam Quang Phục hội đã hoạt động với những hình thức nào?

Trang 149 SGK Lịch Sử 11

Hướng dẫn trả lời

Dựa theo nội dung trang 148 và 149 SGK hoặc xem mục 1 phần II tóm tắt kiến thức lịch sử 11 bài 24 để suy luận trả lời câu hỏi này

Gợi ý trả lời câu hỏi trang 149 SGK Sử 11

Thời gian đầu chiến tranh, Việt Nam Quang Phục hội* đã hoạt động với những hình thức như ám sát cá nhân, trù tính kế hoạch tổng bạo động trong toàn quốc trước tiên là đánh chiếm Hà Nội, tập kích một số đồn ở Phú Thọ, Nho Quan (Ninh Bình), Móng Cái, Lạng Sơn, phá ngục Lao Bảo (Quảng Trị) . . .

Hình thức chủ yếu: Đấu tranh vũ trang .

Các Hoạt động:

  • Tấn công các đồn binh Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái.
  • Phá nhà ngục Lao Bảo.

Thất bại và tan rã năm 1916.

Xem thêm

Bổ sung kiến thức

Việt Nam Quang phục

Trước khi chiến tranh bùng nổ, nhất là từ khi Phan Bội Châu bị chính quyền Lưỡng Quảng bắt giam, Việt Nam Quang phục hội bị tan rã. Tuy nhiên, nhiều hội viên của hội còn rất hăng hái.

Tháng 9-1914, Đỗ Cơ Quang (có tài liệu ghi là Đỗ Chấn Thiết) tập hợp 50 hội viên ở Vân Nam (Trung Quốc) lập cơ sở chế bom ở Hà Nội, tiến hành vận động binh lính, chuẩn bị bạo động. Nguyễn Hắc Sơn làm phản, kế hoạch bị bại lộ, Đỗ Cơ Quang cùng 58 người khác bị bắt.

Cuối năm 1914, đầu năm 1915, một số người yêu nước ở Phú Thọ đã tổ chức cuộc tấn công vào trại lính khố xanh nhưng thất bại, 238 người bị bắt, 47 người bị kết án, trong đó 28 án tử hình.Cũng thời gian này, những hội viên Việt Nam Quang phục hội đã tổ chức cuộc đánh đồn Nho Quan (Ninh Bình), đồn Móng Cái, đồn Lục Nam (l0-1914) nhưng đều không thành công.

Đầu năm 1915, một số yếu nhân trong Quang phục hội ở nước ngoài tổ chức tập kích Móng Cái và đánh đồn Tà Lùng (Cao Bằng) ngày 13/3/1915. Sau 45 phút chiến đấu, nghĩa quân không phá được đồn, phải rút lui.

Tháng 9-1915, ở Lao Bảo, nơi giam giữ các loại "tù quốc sự" xảy ra vụ bạo động giết lính phá ngục. Ở đây có gần 200 tù nhân, trong đó có những hội viên tích cực của Việt Nam Quang phục hội như Liêu Thanh, Hồ Bá Kiện (thân sinh Hồ Tùng Mậu).

Sau những cuộc bạo động nói trên, chính quyền thực dân ở Đông Dương đã thẳng tay đàn áp. Nhận lời yêu cầu của Pháp, chính quyền Trung Hoa, Anh và Xiêm đã bắt, giao cho chúng nhiều người yêu nước Việt Nam.

Những cố gắng cuối cùng và sự thất bại của các hội viên Việt Nam Quang phục hội đã chứng tỏ đường lối của tổ chức này chưa đáp ứng được yêu cầu của phong trào cách mạng Việt Nam lúc đó. Tuy vậy, trong hoàn cảnh chưa xuất hiện một tổ chức cách mạng mới có uy tín và trình độ lãnh đạo cao hơn, danh nghĩa Việt Nam Quang phục hội, cùng với uy tín của lãnh tụ Phan Bội Châu vẫn là nguồn cổ vũ và niềm tin cho các lực lượng yêu nước trong những năm chiến tranh.

Hướng dẫn soạn sử 11 hay nhất

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM