Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản Bầy chim chìa vôi và Đi lấy mật

Xuất bản: 27/02/2023 - Tác giả:

Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản Bầy chim chìa vôi và Đi lấy mật chắc hẳn gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ

Tham khảo những bài văn hay trình bày suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ qua câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản Bầy chim chìa vôi và Đi lấy mật, hy vọng sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình ôn luyện kĩ năng làm văn.

Đề bài chi tiết: Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” chắc hẳn gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Từ thực tế cuộc sống của mình và từ những điều học hỏi được qua sách báo, phương tiện nghe nhìn, em hãy trao đổi với các bạn về một vấn đề mà em quan tâm.

Cảm nghĩ về câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản Bầy chim chìa vôi và Đi lấy mật

Dưới đây là một số bài văn nêu cảm nghĩ về câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản Bầy chim chìa vôi và Đi lấy mật do Đọc Tài Liệu tổng hợp được hi vọng sẽ giúp các em có thêm vốn từ ngữ và rút kinh nghiệm về cách trình bày.

Suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ bài số 1:

Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm đến như ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thề. Một trong số những vấn đề đó không thể không kể đến bạo lực học đường.

Vậy bạo lực học đường là gì? Đó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, vi phạm đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương và thể xác lẫn tinh thần của người khác. Phạm vi chủ yếu xảy ra hiện tượng này là trường học và đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh, sinh viên,

Hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh đang diễn ra như thế nào? Bạo lực học đường không chỉ diễn ra trong nhà trường mà còn diễn ra ngoài sự kiểm soát của nhà trường. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ, tu tập để “trả thù” và “dằn mặt” nhau bằng nhiều loại vũ khí nguy hiểm khiến ai cũng đều lo lắng. Không những thế, bạo lực học đường còn là thể hiện ở thái độ không đúng và xúc phạm giữa học sinh với thầy cô. Tất cả hiện trạng đáng buồn đó đã dấy lên rất nhiều vấn đề báo động,

Nhưng nguyên nhân của bạo lực học đường là gì? Học sinh bây giờ chỉ cần có chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường thì chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hoặc cũng có thể do tâm lí lứa tuổi này đang muốn khẳng định bản thân nên có những hành động xốc nổi, bồng bột,

Từ những điều đó đã gây nên hậu quả rất khôn lường và vô cùng nghiêm trọng. Với người bị bạo lực thì sẽ gây ảnh hưởng về cả tinh thần lẫn thể xác, làm cho gia đình họ bị nhiều đau thương và xã hội bất ổn. Còn với người gây ra bạo lực lại phát triển không toàn diện, họ bị mọi người chê trách và mất hết tương lai, sự nghiệp. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là hết sức nghiêm trọng.

Vậy đứng trước tình trạng và hậu quả đó, chúng ta cần khắc phục như thế nào? Trước hết phải xuất phát từ sự quan tâm, giáo dục của gia đình và nhà trường, họ phải học cách lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và dạy dỗ trẻ em cẩn thận. Cần phải có các biện pháp xử lí răn đe phù hợp với từng đối tượng học sinh. Mỗi cá nhân cũng đều phải trau dồi, xác định đúng đắn mục tiêu học tập, đến trường. Sống hòa thuận, đoàn kết với bạn bè, thầy cô hơn để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Vấn đề bạo lực học đường là cực kì phổ biến và mang nhiều điều tiêu cực. Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để không xa chân vào những tệ nạn xã hội như vậy.

Suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ bài số 2:

Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” đã gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Trẻ em là thế hệ mầm non tương lai, vì vậy việc lắng nghe và thấu hiểu trẻ nhỏ đúng cách ngày nay đang là vấn đề mà em rất quan tâm.

Cha mẹ là những người đầu tiên trong cuộc đời mà mỗi đứa trẻ sẽ giao tiếp và học cách giao tiếp. Đây chính là yếu tố quan trọng để hình thành và củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái. Đồng thời nó cũng là chìa khóa để hình thành sự hiểu biết, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, là nền tảng duy trì mối quan hệ suốt đời. Không chỉ cha mẹ, mà thầy cô, người lớn, xã hội cũng cần phải học cách giao tiếp, lắng nghe và trò chuyện với trẻ em. Vì vốn dĩ trẻ em là những đứa trẻ ngây thơ, nhạy cảm, các em ấy luôn có nhu cầu được yêu thương, quan tâm và thấu hiểu theo nhiều cách khác nhau. Vậy nên việc lắng nghe và thấu hiểu tới con trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với người lớn.

Tuy nhiên, do khoảng cách thế hệ mà người lớn lại chưa thể lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm được với con trẻ. Điều đó cũng dẫn đến sự xa cách, ngại ngùng trong đối xử giữa các mối quan hệ. Trẻ con rất muốn được nói lên suy nghĩ, nguyện vọng của mình với mong muốn nhận được sự khích lệ, động viên, an ủi. Nhưng người lớn đôi khi cũng vì bận rộng mà lơ là, không quan tâm tới trẻ khiến cho trẻ em cũng không dám nói lên hết cảm xúc và suy nghĩ trong lòng mình. Nhiều khi, người lớn còn ép buộc trẻ em phải làm những điều nó không thích, học những thứ nó chán nản, gây áp lực và sức ép lên bản thân nó khiến nó cảm giác như không được quan tâm và cảm thấy tồi tệ. Đây là tình trạng hết sức phổ biến trong nhiều gia đình, nhà trường và xã hội bây giờ.

Vậy người lớn cần làm gì để có thể lắng nghe và thấu hiểu trẻ em? Người lớn và đặc biệt là cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến trẻ nhỏ. Chú ý lắng nghe và giao tiếp hằng ngày để gợi mở, gần gũi và kéo dài khoảng cách hơn. Không quên dành những lời khen ngợi chân thành, lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc để trẻ cảm thấy mình được yêu thương. Học cách làm một người bạn thân để có thể tâm sự và hiểu hơn nhiều điều về trẻ nhỏ, từ đó trẻ em cũng sẽ tự tin nói hết ra lòng mình.

Tóm lại, người lớn cần phải quan tâm hơn nhiều tới trẻ em, dành những tình cảm, yêu thương nhất đối với con trẻ. Bởi chỉ có sự lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu đúng lúc mới mang lại kết quả và mối quan hệ tốt đẹp.

Bài nói suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ:

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............ học sinh lớp......... trường......... Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất sớm như: Ipad, smartphone, tivi, máy tính,... Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những trẻ nhỏ đã sử dụng thành thạo iphone, ipad,... ngoan ngoãn ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ. Một câu hỏi được đặt ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh: "Trẻ em tiếp xúc với công nghệ: Nên hay Không nên?". Hãy cùng trao đổi với tôi để tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé!

Thứ nhất, chúng ta hãy cùng bàn đến lợi ích và tác hại của các thiết bị công nghệ:

1. Lợi ích

Công nghệ ngày nay tiến bộ rất nhiều xuất phát từ những thành công trong nghiên cứu khoa học - kỹ thuật giúp cho các thế hệ trẻ ngày một tiếp cận với những thành tựu công nghệ.

Những sản phẩm công nghệ cao ngày nay như smartphone, laptop thế hệ mới với nhiều tính năng vượt trội, các nguồn thông tin, các kiến thức từ các trang web công nghệ trên Internet,… luôn tạo ra sự phấn khích tò mò cho trẻ, từ đó làm tiền đề cho sự phát triển khả năng, tư duy và sáng tạo hơn cho trẻ trong quá trình học tập. Vì thế mà hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị công nghệ với những ứng dụng học tập bổ ích và thú vị giúp trẻ tiếp thu bài một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhiều trường tiểu học và mầm non trên thế giới đã sử dụng iPad như một phần của chương trình giảng dạy, tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. Do vậy, công nghệ phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả của ngành giáo dục hơn.

2. Tác hại

- Ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách:

Các bé thường hay bị thu hút sự chú ý bởi các thiết bị công nghệ nên cha mẹ Việt thường hay có thói quen cho con cái sử dụng máy tính, điện thoại hoặc ipad để con đỡ đòi hỏi và ngoan ngoãn nghe lời hơn. Thế nhưng, việc này lại gây ảnh hưởng xấu cho bé vì mỗi lần các con "ăn vạ" thì mẹ lại lấy smartphone để dỗ dành con. Khi đó trẻ sẽ sinh ra tâm lí thích đòi hỏi và các con sẽ luôn nghĩ rằng chỉ cần cứ giận dữ là bố mẹ sẽ cho sử dụng điện thoại.

Bên cạnh đó, nếu bố mẹ cho con dùng đồ công nghệ quá thường xuyên sẽ khiến bé sinh ra một tâm lí “gây nghiện” khó bỏ. Đặc biệt là hiện nay có rất nhiều trò chơi bạo lực, nội dung thiếu lành mạnh cho trẻ tính cách nóng nảy và khiến các bé dễ dàng bắt chước theo, ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng của bé.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Khi trẻ dành nhiều thời gian chơi video game, sử dụng máy tính liên tục, không vận động thể thao sẽ dẫn đến tình trạng:

+ Ngày càng lì hơn khi ngồi hàng giờ trước các sản phẩm công nghệ

+ Giảm khả năng linh hoạt của tay: bé sẽ chỉ tập trung vào ngón trỏ và cái để lướt web, do vậy mà các ngón khác sẽ không hoạt động đều

+ Nguy cơ béo phì, khó ngủ, trầm cảm sẽ ngày càng tăng cao hơn do ngồi lì một chỗ, lười vận động, sức khỏe của bé sẽ bị giảm sút một cách nhanh chóng.

+ Giảm thị lực khi trẻ xem phim, chơi điện tử trên điện thoại, ipad…

- Ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ: Việc phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị công nghệ sẽ khiến trẻ không dành thời gian trò chuyện, tương tác với mọi người xung quanh. Điều này dẫn đến việc bé ngại giao tiếp, thiếu tự tin, phản xạ kém, khó khăn trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp thông thường.

Thứ hai, chúng ta hãy cùng đưa ra các giải pháp khắc phục:

Công nghệ đã cung cấp nhiều lợi ích cho xã hội, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng công nghệ mang lại một số tiêu cực không mong muốn mà chính người lớn chúng ta cần giám sát, giải thích cặn kẽ để giúp trẻ có cái nhìn tốt hơn và định hướng tới những mặt tốt hơn trong cuộc sống.

1. Cần xác định được thời gian cho trẻ dùng thiết bị công nghệ mỗi ngày: Một ngày không quá 2 tiếng. Bên cạnh đó, cần phân bổ thời gian hợp lý đến giấc ngủ, các hoạt động học tập, ăn uống và tập thể dục… của trẻ!

2. Đừng cấm mà hãy đưa ra những lựa chọn: Hãy cho trẻ xem nhưng sau đó bạn có thể cho trẻ đi chơi thể thao, chơi đồ chơi thông minh, đọc sách …và chính những niềm vui đó sẽ cho bé thấy được niềm đam mê khác để có thể thay thế được!

3. Hãy thay đổi chính mình: Bố mẹ hãy là tấm gương cho con và từ đó trẻ sẽ luyện tập cho mình những thói quen tốt hơn khi ở cùng gia đình! Ngoài việc đi làm, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chơi cùng con, lắng nghe, chia sẻ, đưa con ra ngoài để tạo cơ hội khám phá thế giới xung quanh, biết thêm nhiều điều mới lạ, bổ ích giúp con giảm bớt thời gian sử dụng các sản phẩm công nghệ. Bên cạnh việc phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các thiết bị công nghệ, thì việc đọc sách cùng con, hoặc giúp con tiếp cận với các sản phẩm đồ chơi thông minh cũng đang là sự lựa chọn của rất nhiều phụ huynh.

Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc cho con sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn của trẻ.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm.

-/-

Vừa rồi là nội dung chi tiết một số mẫu bài văn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ qua câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản Bầy chim chìa vôiĐi lấy mật - Văn mẫu lớp 7 do Doctailieu tổng hợp và biên soạn chi tiết hi vọng sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để có một bài văn phân tích hay và sâu sắc. Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM